Vụ án Minh Nguyệt kiện Công ty Crown Agents chấm dứt hợp đồng theo quy định tại điều 17 của Bộ luật lao động - Thẩm Phán 13 Lớp B (thamphan13) /* Menu Horizontal top*/

Tạo banner chạy dọc hai bên

hinhlop1

hinhlop


Download Hình

Tiện ích bài đăng có ảnh thumbnail chạy ngang

Vụ án Minh Nguyệt kiện Công ty Crown Agents chấm dứt hợp đồng theo quy định tại điều 17 của Bộ luật lao động

bookmark and share |

Bài đăng ngày:4 thg 4, 2012



Vụ án Minh Nguyệt kiện Công ty Crown Agents


Chấm dứt hợp đồng theo quy định tại điều 17 của Bộ luật lao động


Tôi được nhận vào làm việc tại Văn phòng đại diện của Công ty Crown Agents (quốc tịch Anh) từ tháng 11 năm 2005 để làm quản lý dự án. Đến tháng 11/2004 thì được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Văn phòng đại diện của Công ty Crown Agents tại Hà Nội đang thực hiện  hai dự án là DANIDA và SEACAP. Tôi được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc dự án SEACAP còn ông Trưởng đại diện Văn phòng tại Hà Nội được kiêm Giám đốc dự án DANIDA.  Ngày 02/01/2007 tôi nhận được thông báo của ông Trưởng Văn phòng đại diện cho tôi nghỉ việc theo quy định của  điều 17 Bộ luật lao động vì lý do: Công ty mẹ ở Anh quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức trong Văn phòng đại diện tại Hà Nội cụ thể là sáp nhập hoạt động mua sắm của của hai dự án trên và Công ty mẹ sẽ cử 1 người nước ngoài sang Việt Nam phụ trách, còn việc quản lý dự án thì giao cho ông Trưởng đại diện Văn phòng tại Hà Nội phụ trách. Do đó vị trí Giám đốc dự án của tôi không còn nữa nên Công ty cũng không đào tạo lại. Ngày 1/2/2007 Trưởng đại diện Văn phòng tại Hà Nội ban hành Quyết định cho tôi thôi việc theo quy định của điều 17 BLLĐ và thanh toán cho tôi các khoản tiền sau: một tháng tiền lương (tháng 1/2007), 4,5 ngày lương ( tiền phép chưa nghỉ của năm 2006), trợ cấp thôi việc theo quy định của Công ty (cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương), một khoản tiền để tôi tự đào tạo lại (1.400USD và 2 tháng lương).

Theo tôi quyết định của ông Trưởng đại diện là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật chứ không phải theo quy định của điều 17 BLLĐ vì dự án SEACAP vẫn đang được thực hiện, nên tôi đã quyết định khởi kiện Công ty ra Tòa án . Xin hỏi:
1. Tòa án cấp  quận hay cấp thành phố có thẩm quyền giải quyết vụ án này? 2. Ai là Bị đơn (Công ty Crown Agents  tại Anh hay Văn phòng đại diện của Công ty tại Hà Nội?)
3. Việc sáp nhập hoạt động mua sắm của hai dự án mà Văn phòng đại diện Công ty Crown Agents tại Hà Nội đang thực hiện có phải là thay đổi cơ cấu tổ chức không?
3. Nếu yêu cầu kiện của tôi được Tòa án chấp nhận thì theo quy định của luật, tôi sẽ được Công ty bồi thường những khoản tiền nào và  quyền lợi của tôi ra sao?                 

                        Lê Minh Nguyệt
                                Số 2B, Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội


1. Căn cứ  điểm c khoản 1 điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Tòa án Nhân dân huyện, quận, xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án Nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 điều 31 của Bộ luật này.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 31 quy định về những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
  Căn cứ  điểm c khoản 1 điều 33 và điểm a khoản 1 điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp giữa chi với Công ty là tranh chấp lao động cá nhân nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp huyện không phụ thuộc vào chủ thể tranh chấp.
Căn cứ điểm a khoản 2 điều 166 Bộ luật lao động đã được sửa đổi bổ sung năm 2002 quy định: “Tòa án Nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở. Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Vì chị  kiện Công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với chị nên thuộc trường hợp không phải qua hòa giải cơ sở mà có quyền kiện đến tòa án Nhân dân ngay.
- Căn cứ khoản 3 điều 16 của Luật Thương mại quy định “Văn phòng đại diện, chi nhánh của tư nhân nước ngoài tại Việt nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạch định của Văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại Việt Nam. Căn cứ điều 23 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam nêu rõ: Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam. Căn cứ khoản 1 điều 3 Nghị định 45/2000/NĐ-CP ngày 6/9/2000 của Chính phủ quy định trách nhiệm của thương nhân nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam. Khoản 2 điều này quy định trách nhiệm của Văn phòng đại diện Công ty Crown Agents tại Hà Nội “phải tuân thủ pháp luật Việt Nam trong mọi hoạt động của mình và trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam”.
Như vậy Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm xác định Công ty là Bị đơn và Văn phòng đại diện của Công ty tại Hà Nội là người có quyền lợi liên quan là đúng.
2. Căn cứ vào các dữ liệu chị cung cấp thì Công ty không thuộc trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức và không có quyền chấm dứt hợp đồng với người lao động theo quy định tại điều 17 Bộ luật lao động
Căn cứ điều 17 Bộ luật lao động quy định: Trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ làm cho người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp bị mất việc làm thì người sử dụng lao động phải đào tạo lại để người lao động làm công việc mới. Nếu không thể bố trí làm việc mới mà người lao động bị mất việc làm thì người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động, cứ mỗi năm làm việc thì được một tháng lương. Như vậy việc thay đổi cơ cấu tổ chức phải xảy ra trong 1 doanh nghiệp cụ thể là Công ty chứ không phải Văn phòng đại diện vì Văn phòng đại diện không phải là doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Việc thay đổi cơ cấu tổ chức trong nội bộ Công ty Crown. Như vậy các Văn phòng đại diện của Công ty đạt ở nước ngoài là các bộ phậncủa Công ty. Khi có thay đổi cơ cấu trong Công ty mới thuộc trường hợp quy định tại điều 17 Bộ luật lao động. Khoản 3 điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm nêu rõ  thay đổi cơ cấu tổ chức trong Doanh nghiệp được hiểu như sau: “giải thể hoặc sáp nhập một số bộ phận trong đơn vị”. Như vậy chỉ khi nào có sự sáp nhập một số Văn phòng đại diện trong Công ty mới thuộc trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức còn việc hợp nhất hoạt động mua bán của hai dự án DANIDA và SEACAP của Văn phòng đại diện của Công ty thành một phòng mua sắm thì không được coi là thay đổi cơ cấu tổ chức theo quy định tại điều 17 Bộ luật lao động.
3. - Căn cứ khoản 1 điều 41 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định: “Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương  và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Vì chị có mong muốn quay trở về Công ty làm việc nên Công ty phải nhận chị trở lại làm việc và phải bồi thường các khoản tiền sau:
-    Tiền lương trong những ngày không được làm việc (cho đến khi người sử dụng lao động nhận chị trở lại làm việc theo Quyết định).
-    Một khoản ít nhất bằng hai tháng tiền lương.
-    Tiền lương của những ngày nghỉ phép nhưng chưa nghỉ.
-    Tháng lương thứ 13.
-    Tiền thưởng năm 2006 ít nhất cũng bằng lương tháng thứ 13.
- Công ty phải tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế cho đến ngày nhận lại người lao động trở lại làm việc với mức 15% còn chị đóng 5%.

Tags:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn

Nội quy! Đóng lại Cám ơn đã đọc bài viết!
- Từ ngày 14/08/2011 để tránh Spam do vậy Comment nặc danh xẽ bị khóa
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Các bạn có thể mã hóa Code TẠI ĐÂY
Thank You!
More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa

nhãn totunghinhsu

THÔNG TIN TỐ TỤNG HÌNH SỰ