Đang tải dữ liệu...
BÀI GIẢNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI - Thẩm Phán 13 Lớp B (thamphan13) /* Menu Horizontal top*/

Tạo banner chạy dọc hai bên

hinhlop1

hinhlop


Download Hình

Tiện ích bài đăng có ảnh thumbnail chạy ngang

BÀI GIẢNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

bookmark and share |

Bài đăng ngày:7 thg 1, 2012



BÀI GIẢNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI 





ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự, phải đáp ứng được hai đòi hỏi cơ bản của thực tiễn giải quyết tranh chấp là tính nhanh chóng và sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của họ.

Từ Điều 99 đến Điều 126 tổng cộng 28 Điều trong chương VIII BLTTDS 2004 SĐBS

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.
ÁP DỤNG BPKCTT


BẢO VỆ BẰNG CHỨNG


ĐẢM BẢO THI HÀNH ÁN


Chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại khoản 1 Điều 99 BLTTDS, Theo Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP của Toà án nhân dân tối cao ngày 27 tháng 4 năm 2005 chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm

·        Theo quy định tại khoản 1 Điều 99 BLTTDS, Theo Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP của Toà án nhân dân tối cao ngày 27 tháng 4 năm 2005 chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm
·        Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự;
·        Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em;
·        Hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định;
·        Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tập thể người lao động do Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định.

Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, toà án chỉ xem xét để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề đạt yêu cầu đó với toà án. Vì thế thông thường toà án sẽ không tự mình chủ động ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong 5 trường hợp quy định tại Điều 119 BLTTDS: các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102:

1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.


 Về thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có tác dụng giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo vệ được bằng chứng, bảo vệ được tài sản…Vì vậy, việc xác định thời điểm toà án được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là rất quan trọng. Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trong suốt quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự. Điều này có nghĩa toà án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào trước và trong khi xét xử. Thậm chí, theo quy định tại khoản 2 Điều 99, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời vào cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện.

Về việc ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng có quyền yêu cầu toà thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng không còn phù hợp (Điều 121 BLTTDS). Toà án có quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ; người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ với bên có yêu cầu; nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 122 BLTTDS).
Thẩm quyền xem xét để ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định cụ thể tại Điều 100 BLTTDS. Theo điều luật này nếu yêu cầu áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được đưa ra vào thời điểm trước khi mở phiên toà thì thẩm quyền quyết định sẽ do một thẩm phán thực hiện. Nếu yêu cầu đó đưa ra vào thời điểm tại phiên toà thì thẩm quyền xem xét, quyết định sẽ do hội đồng xét xử. Các quyết định này có hiệu lực thi hành ngay, toà án phải thông báo quyết định này tới các chủ thể liên quan.

Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

Tương ứng với quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, người đưa ra yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm mà cụ thể là họ phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do toà án ấn định tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện Điều 120. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao thì “nghĩa vụ tài sản” là nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại thực tế có thể xảy ra cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba do việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Còn “người có nghĩa vụ phải thực hiện” là người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Trong trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là người đại diện theo ủy quyền của đương sự thì người có nghĩa vụ phải thực hiện là đương sự. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa tình trạng người có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời lạm dụng quyền này. Tuy nhiên không phải người nào đưa ra yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đều phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Điều 120 BLTTDS đã quy định rõ những trường hợp người đưa ra yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm như :
·        kê biên tài sản đang tranh chấp;
·        cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;
·        cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
·        cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;
·        phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước;
·        phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
·        phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do toà án ấn định. Đối với những trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm này không quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu. Nếu việc thực hiện biện pháo bảo đảm vào ngày lễ, ngày nghỉ, khoản tiền thực hiện biện pháp bảo đảm sẽ được giữ lại toà án. Toà án phải làm thủ tục giao nhận và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng trong ngày làm việc tiếp theo.

Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Điều 117 BLTTDS : nộp đơn gửi đến toà án có thẩm quyền mà đơn đó phải thể hiện được các nội dung theo luật định.Tùy từng trường hợp, kèm theo đơn, người đưa ra yêu cầu phải cung cấp cho toà án những chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chính quy định này sẽ hạn chế tình trạng đưa ra yêu cầu không có căn cứ từ phía những người có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đồng thời quy định này cũng giúp toà án có cơ sở rõ ràng để nhanh chóng ra được quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thông thường khi thẩm phán được phân công giải quyết vụ án nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thời hạn để họ ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là 3 ngày kể từ ngày nhận đơn nếu người đưa ra yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm. Nếu không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được đưa ra tại phiên toà thì hội đồng xét xử sẽ xem xét để ra quyết định ngay sau khi người đưa ra yêu cầu thực hiện xong biện pháp bảo đảm.
Đối với những tình thế khẩn cấp cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì chánh án phải chỉ định ngay một thẩm phán giải quyết và thời hạn để ra quyết định là 48 giờ kể từ khi nhận đơn yêu cầu và các chứng cứ kèm theo. Nếu không chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán đó cũng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết. Nếu biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng là phong tỏa tài sản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ hoặc phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ thì toà án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện.

 Khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Việc toà án ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không ra quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự đều có thể ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp cho đương sự. Vì vậy, BLTTDS quy định đương sự có quyền khiếu nại, viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho người khác có quyền kiến nghị với chánh án toà án đang giải quyết vụ án nếu cho rằng việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án đã xâm phạm đến quyền lợi của đương sự. Thời hạn các chủ thể này thực hiện quyền khiếu nại, kiến nghị là 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà án hoặc trả lời của thẩm phán về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Khi nhận được khiếu nại, kiến nghị, chánh án toà án phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 3 ngày làm việc. Quyết định của chánh án về việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị là quyết định cuối cùng, được cấp hoặc gửi ngay theo quy định của pháp luật.

 Về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

Theo Điều 101, người yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. vì vậy, nếu yêu cầu của họ không đúng, gây ra thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba thì theo quy định của pháp luật, họ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Quy định này buộc người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải suy nghĩ chín chắn trước khi đưa ra yêu cầu, buộc họ phải có trách nhiệm với hành vi của mình.
Ngoài quy định trách nhiệm bồi thường của đương sự và những chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, BLTTDS còn quy định trách nhiệm bồi thường của toà án nếu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của toà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba. Theo khoản 2 Điều 101 BLTTDS, toà án sẽ phải bồi thường trong trường hợp toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu; toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba.



Thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án :

Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên toà do một Thẩm phán – người được giao trách nhiệm giải quyết vụ án, xem xét, quyết định.

Việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định (theo nguyên tắc đa số).

Văn bản thể hiện sự quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có tên là “Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Chỉ khi nào Tòa án đã ban hành quyết định này thì xem như yêu cầu của nguyên đơn mới chính thức được chấp thuận.

 Những chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời

Điều 102 BLTTDS đã quy định 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời mà toà án được áp dụng.
Từ Điều 103 đến Điều 116 tạo nên các cơ sở pháp lý cụ thể, giúp toà án có thể áp dụng đúng và phù hợp các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

12 biện pháp khẩn cấp tạm thời cơ bản

·        Đối với HNGĐ 2: giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
·        Đối với lao động 2: buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động;
·        Đối với dân sự và KDTM 8:  buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm kê biên tài sản đang tranh chấp, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.


1. Kê biên tài sản đang tranh chấp.

Được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Toà án.
Ví dụ : ông A và ông B đang có tranh chấp về một căn nhà mua bán với nhau. Ông A là người mua đã giao tiền, nhưng ông B không giao nhà. Ông A đã nộp đơn khởi kiện ông B, yêu cầu phải giao nhà. Trong lúc Tòa án đang thụ lý giải quyết thì ông B có dấu hiệu phá hủy, tháo dỡ các công trình phụ trong ngôi nhà đang tranh chấp. Trong trường hợp này, ông A có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án kê biên căn nhà nói trên (là tài sản đang tranh chấp) để sau này nếu thắng kiện thì tình trạng căn nhà vẫn nguyên vẹn như khi hai bên thỏa thuận mua bán ban đầu. 

Một điều cần lưu ý là biện pháp này chỉ áp dụng cho tài sản đang tranh chấp chứ không phải là tài sản không liên quan. Rất nhiều người đã lầm lẫn về vấn đề này. Chẳng hạn như trong ví dụ trên, ông B có 2 căn nhà, và căn nhà đang có tranh chấp (hai bên đã mua bán) là X. Thì ông A chỉ có quyền yêu cầu kê biên căn nhà X chứ không có quyền yêu cầu kê biên căn nhà kia.

2. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

Được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.
Ví dụ: Cũng như trường hợp trên. Nhưng ông B đang rao bán căn nhà đang tranh chấp. Khi đó, ông A có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định “cấm dịch chuyển quyền tài sản” đối với căn nhà. Khi đó, ông B sẽ không thể bán nhà được nữa. ( Vì quyết định của Tòa án đã được thông báo tới các nơi đăng ký tài sản, phòng công chứng – là nơi mà muốn bán nhà thì ông B phải ‘đi qua”. 

3. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

Được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.

4. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.
Được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có tài sản đang tranh chấp hoặc liên quan đến tranh chấp mà có hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài.

 
Ví dụ: Công ty A kiện ông B về việc tự ý bán mía cho công ty C, trong khi trước đây đã ký hợp đồng bao tiêu với công ty A. Trong khi tòa chưa xét xử thì mía đã già, nếu không thu hoặc sẽ phải vứt bỏ, thành củi. Khi đó, công ty A có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc ông B “trước mắt” phải bán mía cho công ty A. Sau đó … hạ hồi phân giải.

 
5. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.

Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.
Phong toả tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.

6. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

Được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.
Ví dụ : Ông K kiện đòi nợ ông H 100 triệu đồng. Vì thấy rằng ông H nhiều khả năng không có tiền mặt, nên ông K đã yêu cầu Tòa ra quyết định phong tỏa một tài sản của ông H, chẳng hạn là một căn nhà.

Như vậy, có thể thấy việc “phong tỏa” khác với việc “kê biên”. Phong tỏa áp dụng đối với tài sản “không có tranh chấp” giữa hai bên. Trong ví dụ trên, ông K và ông H không có tranh chấp về căn nhà.
7. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

Được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Toà án giải quyết.

8. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.(ta)

Đây là trường hợp nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến người chưa thành niên chưa có người giám hộ. 

Ví dụ : hai vợ chồng ly hôn, có một con chung còn nhỏ nhưng không bên nào chịu nuôi dưỡng, cả chồng lẫn vợ đều bỏ bê, đi xa. Trong trường hợp này, đương sự hoặc Tòa có quyền ra quyết định, trước mắt giao cháu bé cho bà ngoại nuôi dưỡng.

9. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng. .(ta)

Nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu cấp dưỡng và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và nếu không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng.

10. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm. .(ta)

Được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết.
 

11. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. .(ta)

Được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến yêu cầu trả tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ và cần thiết.

12. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động. .(ta)

Được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến sa thải người lao động và xét thấy quyết định sa thải người lao động là trái pháp luật hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động.

* Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tuỳ theo yêu cầu mà người yêu cầu phải cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ xem xét, giải quyết đơn của người yêu cầu trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn. Nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. 

Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm.


Bộ luật Tố tụng dân sự quy định người yêu cầu tòa ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản phí bảo đảm tương ứng nhưng lại chưa có hướng dẫn mức phí đó là bao nhiêu, tính trên tiêu chí nào.
Vì thế mỗi tòa tính một kiểu, phụ thuộc vào quyết định cá nhân của thẩm phán...
Tình trạng thiếu thống nhất trong việc tính phí bảo đảm hiện nay đã tạo ra sự bất công giữa các đương sự.
Năm 2006, bà V. và bà T. hùn tiền đấu thầu được một khu đất tại tỉnh B. Khi bà V. yêu cầu được chia lợi nhuận thì hai bên mâu thuẫn. Bà V. đã kiện bà T. ra tòa đòi trả lại hơn 2,3 tỉ đồng tiền gốc đã bỏ ra mua đất cùng tiền lãi.
[B]Vụ khác, tháng 3-2010, bà L. kiện ông Q. ra tòa vì ông này vay của bà 70 triệu đồng nhưng mãi không trả. Tòa vừa thụ lý, bà L. đã yêu cầu tòa kê biên chiếc xe hơi cũ của ông Q. vì sợ ông sẽ bán để trốn tránh việc trả nợ. Tòa chấp nhận, sau khi xem xét giá trị chiếc xe hơi là khoảng 300 triệu đồng, tòa đã yêu cầu bà L. phải đóng tiền bảo đảm đúng 300 triệu đồng, tức 100% giá trị tài sản yêu cầu kê biên.
Chưa có hướng dẫn
Các vụ việc trên chỉ là hai trong số rất nhiều vụ đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà mỗi tòa tính phí bảo đảm một kiểu. Theo một kiểm sát viên VKSND Tối cao, việc tính phí bảo đảm hiện nay mang tính cảm tính, phụ thuộc vào quyết định của thẩm phán giải quyết vụ án. Ông đã từng gặp trường hợp thẩm phán yêu cầu người áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp phí bảo đảm bằng 100% giá trị tài sản tranh chấp nhưng cũng có vụ chỉ cần người yêu cầu có quen biết với thẩm phán thì mức phí ấy lại rất ít, chỉ mang tính tượng trưng. Vậy vì sao lại có thực tế này?
Theo khoản 1 Điều 120 Bộ luật Tố tụng dân sự, người yêu cầu tòa áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11 Điều 102 của bộ luật này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do tòa ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Một thẩm phán chuyên xét xử dân sự nhận xét luật quy định như thế nhưng lại chưa có hướng dẫn thế nào là “tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện”. Mặt khác, quy định trao cho tòa quyền ấn định mức phí nhưng lại không đặt ra tiêu chí nào cụ thể hơn. Vì vậy, các thẩm phán vẫn tự ước tính nhưng tính thế nào thì… tùy thông lệ ở từng tòa hoặc tùy từng thẩm phán.
Tính sao cho hợp lý?
Có ý kiến nói nên quy định mức phí bảo đảm phải tương đương với toàn bộ giá trị tài sản mà đương sự yêu cầu kê biên, phong tỏa. Chẳng hạn giá trị tài sản yêu cầu tòa kê biên, phong tỏa là 3 tỉ đồng thì người yêu cầu phải nộp đủ 3 tỉ đồng.
Ngược lại, nhiều người phản đối cho rằng như vậy thì khoản phí bảo đảm sẽ rất lớn, làm bó tay những người yêu cầu có hoàn cảnh khó khăn. Mục đích của khoản phí này là ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và để bảo vệ lợi ích của người bị kê biên, phong tỏa tài sản. Nhưng không phải lúc nào người bị kê biên, phong tỏa cũng bị thiệt hại và nếu có thì mức thiệt hại cũng khó có thể bằng toàn bộ giá trị tài sản bị kê biên, phong tỏa được. Do đó, việc nộp phí bảo đảm là cần thiết nhưng không thể lên đến 100% giá trị tài sản bị yêu cầu kê biên, phong tỏa.
Tự tính là không ổn
Để các thẩm phán tự ước tính như hiện nay là không ổn vì nó tạo sự chênh lệch giữa các tòa dù đối tượng cần áp dụng giống nhau. .
SƠ ĐỒ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

NHỮNG BIỆN PHÁP  CẦN BẢO ĐẢM:ĐIỀU 120,kh 6,7,8,10,11 ĐIỀU 102
Kê biên tài sản đang tranh chấp.
Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.
Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
KÊ -CẤM -CẤM -PHONG -PHONG
TÒA TỰ MÌNH RA QĐ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP:
ĐIỀU 119, kh 1, 2, 3, 4 và 5 ĐIỀU 102
1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.
GIAO -BUỘC -BUỘC- BUỘC- TẠM




SƠ ĐỒ CẦN NHỚ KHI ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI



NHỮNG BIỆN PHÁP CẦN BẢO ĐẢM:
ĐIỀU 120,kh 6,7,8,10,11 ĐIỀU 102 :

1. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
2. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
3. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
4. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước;
5. Phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.
6. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
KÊ -CẤM -CẤM -PHONG –PHONG-PHONG
TÒA TỰ MÌNH RA QĐ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP :
ĐIỀU 119, kh 1, 2, 3, 4 và 5 ĐIỀU 102
1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.
GIAO -BUỘC -BUỘC- BUỘC- TẠM



SO SÁNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI GIỮA TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI

TA

TT

1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.
6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác.
10. Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ.
11. Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.
12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

1) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
2) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
3) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
4) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
5) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
6) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.



Tags:

Ý kiến bạn đọc [ 1 ]


Nguyễn Việt Hồng lúc 01:28 16 tháng 1, 2012

:1)

Ý kiến của bạn

Nội quy! Đóng lại Cám ơn đã đọc bài viết!
- Từ ngày 14/08/2011 để tránh Spam do vậy Comment nặc danh xẽ bị khóa
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Các bạn có thể mã hóa Code TẠI ĐÂY
Thank You!
More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa

nhãn totunghinhsu

THÔNG TIN TỐ TỤNG HÌNH SỰ