Đang tải dữ liệu...
Kỹ Năng Viết Bản Án Hình Sự Sơ Thẩm - Thẩm Phán 13 Lớp B (thamphan13) /* Menu Horizontal top*/

Tạo banner chạy dọc hai bên

hinhlop1

hinhlop


Download Hình

Tiện ích bài đăng có ảnh thumbnail chạy ngang

Kỹ Năng Viết Bản Án Hình Sự Sơ Thẩm

bookmark and share |

Bài đăng ngày:8 thg 1, 2012


KỸ NĂNG VIẾT BẢN ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM

VIẾT BẢN ÁN HÌNH SỰ
  



-         Điều 224 (của BLTTHS) : Bản án.
1. Tòa án ra bản án nhân danh nước CHXHCN Việt Nam.
            …
“Bản án là văn bản tố tụng pháp lý có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng. Bản án thể hiện kết quả xét xử của tòa án đối với bị cáo. Các quyết định trong bản án làm phát sinh hiệu lực thi hành”
-Điều 22 (của BLTTHS) : Bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án.
            1. Bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng…

NGUYÊN TẮC VIẾT BẢN ÁN :
1) Bản án phải được soạn thảo theo một cơ cấu chung.(NQ 04/2004/NQ-HĐTP)
            + phần mở đầu (khoản 2 Điều 224)
            + phần nội dung :
                        . Phần nhận thấy.
                        . Phần xét thấy.
            + phần quyết định.
2) Bản án phải có căn cứ.
-         Phần xét thấy và quyết định của bản án phải thể hiện các tình tiết, chứng cứ có thật, đã được thẩm tra, chứng minh, tranh luận tại phiên tòa.
-         Những ý kiến, quan điểm của viện kiểm sát, người bào chữa, người tham gia tố tụng phải được xem xét, việc chấp nhận hay không chấp nhận phải nêu được các căn cứ.
3) Bản án phải hợp pháp.
            Bản án hợp pháp thể hiện ở việc áp dụng đúng pháp luật về nội dung và hình thức.
4) Bản án phải chính xác và có tính thuyết phục.
-         Đúng thuật ngữ pháp lý,
-         Văn phong giản dị, trong sáng, súc tích
-         Lập luận chặt chẽ, lôgich,
-         Cấu trúc của bản án tuy có nhiều phần khác nhau nhưng phải có mối liên hệ nhất quán – phần trước là tiền đề cho phần sau.
-         Về nội dung : đúng pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng. Các quyết định của bản án phải được viện dẫn Điều khoản của Bộ luật hoặc văn bản pháp luật có liên quan.
-         Về hình thức, tuân theo mẫu bản án (NQ04) – viết bằng tiếng Việt.
Một số thiếu sót phải tránh khi viết bản án
-         không sử dụng những từ ngữ mang tính chất miệt thị, thô bỉ, sỉ nhục hạ thấp nhân phẩm…
-         không sử dụng tiếng lóng, tiếng nước ngoài,
-         không viện dẫn ca dao tục ngữ, câu hỏi…
-         không cường điệu quá đáng về mức độ, tính chất tội phạm hoặc về nhân thân của bị cáo.
-         phải cân nhắc, thận trọng khi sử dụng đến những từ ngữ nhạy cảm về chính trị, dân tộc, tôn giáo, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp  …
Kinh nghiệm khi viết bản án hình sự  
-         Rèn luyện thói quen sử dụng đúng những thuật ngữ pháp lý đã được qui định trong các Bộ luật. Ví dụ người làm chứng (không phải là nhân chứng), người đại diện hợp pháp (không phải là người giám hộ), 3 năm tù (không phải là 3 năm tù giam), kháng cáo (không phải là chống án hoặc kháng án), vật chứng (không phải là tang vật), sự khác nhau giữa không cần cách ly bị cáo ra khỏi xã hội và không cần thiết phải bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù v.v…
Kinh nghiệm khi viết bản án hình sự
 Tự mình hoặc nhờ đồng nghiệp phát hiện, sửa chữa những sai sót về ngữ pháp, văn phạm, chính tả v.v…
-         Lưu ý đến những từ địa phương, lỗi về dấu (hỏi, ngã), dấu chấm câu là rất phổ biến.
Kinh nghiệm khi viết bản án hình sự  
-         Sưu tầm, tham khảo những bản án hình sự – có thể lọc ra và học tập những phần “xét thấy” hay, chính xác, thuyết phục  từ những bản án nói trên.
-         Tạo thói quen thường xuyên đọc báo, tài liệu để cập nhật kiến thức xã hội – thông qua đó, tự mình nâng cao trình độ về năng lực viết – tư duy – văn phong. 
Kinh nghiệm khi viết bản án hình sự  
-         Khi nghiên cứu hồ sơ, cần viết ra giấy những tình tiết buộc tội, gỡ tội cần làm rõ. Những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, những vấn đề của vụ án cần phải giải quyết v.v… bản tóm tắt này phải được cập nhật, bổ sung theo diễn biến của phiên tòa.
-         Những vấn đề được tranh luận, đối đáp, các ý kiến, quan điểm của đại diện viện kiểm sát và người bào chữa, người tham gia tố tụng phải được ghi ra giấy để thuận lợi trong việc điều khiển phiên tòa và là căn cứ để nghị án, viết bản án.
Trong phần này chỉ ghi sự phân tích và đánh giá của HĐXX bao gồm :
-         Những vấn đề đã được tranh tụng ;
-         Đánh giá các chứng cứ buộc tội, gỡ tội. Nếu đánh giá bị cáo có tội thì phạm tội gì, theo điểm, khoản, Điều nào của Bộ luật hình sự.
-         Đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng  của tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
-         Đánh giá thiệt hại và trách nhiệm bồi thường
-         Hướng giải quyết về xử lý vật chứng.

VIẾT BẢN ÁN TRONG PHẦN XÉT THẤY
Căn cứ hướng dẫn viết nội dung phần “xét thấy” nói trên, ta hiểu đó là những nội dung bắt buộc phải có – còn trình tự phân tích, đánh giá như thế nào thì tùy vào nội dung vụ án và đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp của thẩm phán. Nói chung, mặc dù đã có mẫu bản án nhưng chất lượng thực tế còn có khoảng cách – thậm chí là rất lớn – giữa các thẩm phán.
Đề xuất cấu trúc của phần “xét thấy” như sau :
+ đánh giá lời khai nhận của bị cáo tại phiên tòa.
+ Phân tích lời khai nhận đó có phù hợp với các tài liệu chứng cứ khác đã được xem xét tại phiên tòa hay không?
+ đánh giá quan điểm tranh tụng của đại diện viện kiểm sát và người bào chữa, người tham gia tố tụng, chấp nhận hay không chấp nhận, lý do ?
+ tổng hợp chứng cứ dẫn đến kết luận bị cáo phạm tội gì, theo Điều luật nào. (chưa đề cập đến điểm, khoản)
+ đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, xâm hại đến khách thể nào, hậu quả ra sao – xét các tình tiết tăng nặng và kết luận cần phải xử lý bị cáo nghiêm khắc theo điểm, khoản, Điều luật tương ứng – kể cả điểm khoản Điều luật của tình tiết tăng nặng.
+ trong trường hợp bị cáo còn phải tổng hợp hình phạt với một bản án khác thì cũng nêu trong đoạn này.
+ đánh giá mức độ tính chất tội phạm để áp dụng hình phạt bổ sung (lưu ý về việc miễn HPBS)
+ phần phân tích, đánh giá các tình tiết giảm nhẹ (bao gồm nhân thân, tự thú, thái độ khai báo, khắc phục hậu quả, phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội, v.v… theo khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLHS)
Trong trường hợp xử dưới khung hình phạt hoặc cho bị cáo được hưởng án treo cũng nhận định kế tiếp của phần này.
-         Phân tích, đánh giá và đề ra quyết định  giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
-         Phân tích và giải quyết xử lý vật chứng
-         Phân tích và nêu lý do những kiến nghị (về lọt người, lọt tội, về sửa chữa quản lý …)
-         Sau đây là mẫu phần xét thấy của một vụ án có bị cáo Nguyễn Văn A 17 tuổi đã điều khiển xe gắn máy (của bố mình) thực hiện  hành vi cướp giật 1 túi xách của người đi đường, trong đó có tài sản trị giá 600.000 đồng. Vì bị đuổi bắt nên bị cáo đã bỏ xe gắn máy lại chạy trốn. Sau khi gây án, 2 ngày sau bị cáo ra đầu thú đem theo tài sản trả cho người bị hại.
-         Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Nguyễn Văn A thừa nhận vào khoảng 16 giờ ngày 1/12/2006 bị cáo đã lấy xe gắn máy của gia đình đi công chuyện. Tuy nhiên khi đi đến trước cửa siêu thị coop-mark bị cáo thấy một người phụ nữ đi bộ có đeo túi xách, nảy sinh lòng tham nên bị cáo đã ép xe đến gần và giật chiếc túi xách đó. Vì bị bảo vệ truy đuổi nên bị cáo đã bỏ xe lại chạy trốn. 2 ngày sau, bị cáo hối hận vì hành động này nên đã ra công an tự thú và trả lại tài sản cho người bị hại.
-         Người bị hại là bà Nguyễn Thị B không có mặt tại phiên tòa hôm nay nhưng tại cơ quan điều tra, bà B đã xác định bị cáo A chính là người đã đi xe gắn máy giật túi xách của bà, trong túi xách có một máy tính cầm tay mới mua trong siêu thị trị giá 600.000 đồng và giấy tờ tùy thân. Bà B cũng xác nhận đã lấy lại được tài sản và hiện nay không có yêu cầu gì về bồi thường.
-         Luật sư bào chữa cho bị cáo A thừa nhận việc truy tố và đưa bị cáo ra xét xử về tội cướp giật tài sản là đúng pháp luật, không oan sai, tuy nhiên vị luật sư không đồng tình về việc truy tố bị cáo theo điểm d khoản 2 Điều 136 của Bộ luật hình sự vì xe gắn máy mà bị cáo điều khiển là loại xe Honda dame dưới 50 phân khối, không phải là thủ đoạn nguy hiểm như kiểm sát viên cáo buộc. Ngoài ra vị luật sư còn nêu thêm một số tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo như nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự, thái độ khai báo thành khẩn và đã tỏ ra ăn năn hối cải, tự thú, khắc phục hậu quả …
-         Trong phần đối đáp, đại diện viện kiểm sát đã viện dẫn Nghị quyết của TANDTC khẳng định bị cáo sử dụng xe gắn máy – bất kể số phân khối – làm phương tiện phạm tội cướp giật tài sản thì phải xử lý theo điểm d khoản 2 Điều 136 của Bộ luật hình sự. HĐXX nhận thấy quan điểm buộc tội của đại diện viện kiểm sát là có căn cứ, đúng pháp luật.
-         Xét lời khai nhận tội của bị cáo tại phiên tòa hôm nay phù hợp với những lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra và vụ án còn được chứng minh qua các tài liệu chứng cứ khác đã được thẩm tra xem xét tại phiên tòa như các biên bản hoạt động điều tra, biên bản ghi lời khai người bị hại, người làm chứng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan (bl …), biên bản giao nộp và giải quyết vật chứng (bl …) v.v…
-         Như vậy, xét có cơ sở để xác định bị cáo Nguyễn Văn A đã có hành vi giật tài sản của người đi đường rồi nhanh chóng tẩu thoát. Hành vi sai trái đó có đủ yếu tố để kết luận bị cáo A phạm tội cướp giật tài sản theo Điều 136 của Bộ luật hình sự.
-         Tội phạm do bị cáo gây ra không chỉ xâm hại đến quyền sở hữu hợp pháp của công dân mà còn ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an xã hội. Mặc dù tài sản mà bị cáo chiếm đoạt giá trị thấp nhưng khi gây án, bị cáo sử dụng xe gắn máy làm phương tiện có khả năng gây ra nguy hiểm cho người bị hại cũng như nhiều người đi đường khác, (x) do vậy, cần thiết phải áp dụng điểm d khoản 2 Điều 136 của Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo với mức án nghiêm khắc như đại diện viện kiểm sát đề nghị thì mới có tác dụng giáo dục riêng và răn đe phòng ngừa chung.
-         (x) giả sử bị cáo A có 1 tiền án – thì thêm vào như sau : xét về nhân thân, bị cáo đã có 1 tiền án về tội nghiêm trọng chưa được xóa án lại phạm tội mới trong trường hợp tái phạm. Do vậy, cần thiết phải áp dụng điểm d khoản 2 Điều 136, điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự
-         Tuy nhiên khi lượng hình cũng cân nhắc đến lời bào chữa của luật sư khi đề cập đến nhân thân bị cáo tốt, chưa có tiền án, tiền sự, thái độ khai báo thành khẩn và đã tỏ ra ăn năn hối cải, sau khi gây án đã ra tự thú và trả lại toàn bộ tài sản cho người bị hại, đặc biệt khi phạm tội, bị cáo còn ở độ tuổi chưa thành niên, năng lực hành vi và nhận thức về pháp luật còn hạn chế để xem xét khoan hồng cho bị cáo.
-         Mặt khác, theo đề nghị của luật sư cũng như người đại diện hợp pháp cho bị cáo thì hiện nay, bị cáo đang theo học lớp 12 trường XXX, có giấy chứng nhận của nhà trường, HĐXX cân nhắc đến lợi ích lâu dài của bị cáo do vậy, kết luận không cần bắt bị cáo chấp hành hình phạt tù mà cho bị cáo được hưởng án treo với thời gian thử thách nhất định thì cũng có tác dụng giáo dục bị cáo thành công dân tốt cho xã hội.
-         Đối với vật chứng là chiếc xe gắn máy thì cơ quan điều tra đã xác định chủ sở hữu là của ông Nguyễn Văn C (bố của bị cáo) cho bị cáo mượn đi công chuyện, ông C không biết bị cáo sử dụng chiếc xe này làm phương tiện phạm tội. Xét không liên quan gì đến vụ án thì trả lại cho ông C.
-         Về trách nhiệm dân sự, người bị hại là bà Nguyễn Thị B đã nhận lại tài sản gồm có 1 túi xách, 1 máy tính và giấy tờ tùy thân. Hiện nay bà B không có yêu cầu gì về vấn đề bồi thường thiệt hại.
 VIẾT BẢN ÁN
PHẦN QUYẾT ĐỊNH
Phần tuyên bố : Tuyên bố bị cáo (hoặc các bị cáo) phạm tội gì.
(nguyên tắc chung là không được thiếu bị cáo hoặc bỏ sót, thừa tội danh)
Sau đây là một số trường hợp tuyên bố :
1) Cùng phạm một hoặc nhiều tội danh : tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn A (hoặc các bị cáo Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị B) phạm tội cướp giật tài sản và tội trộm cắp tài sản.
2) Nhiều bị cáo, nhiều tội danh khác nhau :
+ tuyên bố các bị cáo Nguyễn Thị B và Trần Thị C phạm tội trộm cắp tài sản, bị cáo Nguyễn Văn A phạm tội cướp giật tài sản
+ tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn A phạm tội cướp giật tài sản và tội trộm cắp tài sản, các bị cáo Nguyễn Thị B và Trần Thị C phạm tội trộm cắp tài sản, bị cáo Lê Văn D phạm tội cướp giật tài sản.
- Phần áp dụng Điều luật :
+ Nếu chỉ có một bị cáo thì viết hết các điểm, khoản Điều luật bình thường.
Ví dụ : áp dụng điểm d khoản 2 Điều 136, điểm g khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.
- Phần áp dụng Điều luật :
+ Trong trường hợp có nhiều bị cáo thì phải nêu rõ theo từng nhóm có cùng chung các điểm, khoản Điều luật.
Ví dụ : áp dụng điểm d khoản 2 Điều 136, điểm g khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn A ; áp dụng điểm a, điểm d khoản 2 Điều 136, điểm g khoản 1, khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự đối với các bị cáo Nguyễn Thị B và Lê Văn D.
Phần áp dụng Điều luật :
+ Lưu ý :
-         khi viện dẫn Điều luật, bao giờ cũng phải nêu theo thứ tự : điểm – khoản – Điều luật.
-         Chữ Điều phải viết hoa.
-         Quận một – nhất – 1 - I
-    Nguyễn Văn A phạm tội cướp tài sản (trị giá xe đạp 300.000 đồng) 4 năm tù theo khoản 1 Điều 133 của Bộ luật hình sự, phạm tội cướp giật tài sản (trị giá 600.000 đồng) 3 năm tù theo điểm d khoản 2 Điều 136 của Bộ luật hình sự.
-Nguyễn Văn A phạm tội cướp tài sản (trị giá xe đạp 300.000 đồng) 4 năm tù theo khoản 1 Điều 133 của Bộ luật hình sự, phạm tội cướp giật tài sản (trị giá 600.000 đồng) 3 năm tù theo điểm d khoản 2 Điều 136 của Bộ luật hình sự.
- Nguyễn Văn B cùng phạm tội với A trong vụ cướp giật tài sản nói trên, B là người chưa thành niên (15 tuổi), chiếc xe đi cướp giật là của bố B đang bị tạm giữ. B bị xử phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn A phạm tội cướp tài sản và cướp giật tài sản, bị cáo Nguyễn Văn B phạm tội cướp giật tài sản.
Ap dụng khoản 1 Điều 133, điểm d khoản 2 Điều 136, điểm g khoản 1 Điều 46, khoản 1 Điều 50 của Bộ luật hình sự, đối với Nguyễn Văn A – áp dụng điểm d khoản 2 Điều 136, điểm g khoản 1 Điều 46, Điều 69, 74, 60 của Bộ luật hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn B.
- xử phạt bị cáo Nguyễn Văn A 4 (bốn) năm tù về tội cướp tài sản, 3 (ba) năm tù về tội cướp giật tài sản, tổng hợp các hình phạt trên, bị cáo chấp hành hình phạt chung là 7 (bảy) năm tù.
-         Ap dụng điểm d khoản 2 Điều 136, Điều 69, Điều 60, Điều 74 của Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Văn B 2 (hai) năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 3 (ba) năm kể từ ngày tuyên án. (giao bị cáo về chính quyền địa phương nơi thường trú giám sát giáo dục)
-         Ap dụng khoản 1 Điều 41 của Bộ luật hình sự, buộc bị cáo Nguyễn Văn A bồi thường cho bà C 300.000 (ba trăm ngàn) đồng. Buộc bị cáo Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B bồi thường cho bà D 600.000 đồng. Mỗi bị cáo 300.000 đồng.
Buộc ông Nguyễn Văn G (là bố bị cáo B) phải liên đới bồi thường số tiền 300.000 đồng.
Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật, người có trách nhiệm bồi thường còn phải chịu lãi suất quá hạn do ngân hàng Nhà nước qui định đối với khoản bồi thường chưa được thi hành
Ap dụng khoản 2 Điều 41 trả lại cho ông Nguyễn Văn G 1 xe gắn máy
Các bị cáo nộp 50.000 đồng án phí HSST và 50.000 đồng án phí DSST.
-         Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật, người có trách nhiệm bồi thường còn phải chịu lãi suất quá hạn do ngân hàng Nhà nước qui định đối với khoản bồi thường chưa được thi hành
-         Ap dụng Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự, tịch thu sung quĩ Nhà nước 1 đồng hồ
           -    Áp dụng khoản 2 Điều 41 của Bộ luật hình sự, trả lại 1 xe gắn máy cho ông..

Tags:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn

Nội quy! Đóng lại Cám ơn đã đọc bài viết!
- Từ ngày 14/08/2011 để tránh Spam do vậy Comment nặc danh xẽ bị khóa
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Các bạn có thể mã hóa Code TẠI ĐÂY
Thank You!
More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa

nhãn totunghinhsu

THÔNG TIN TỐ TỤNG HÌNH SỰ