Đang tải dữ liệu...
HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ - Thẩm Phán 13 Lớp B (thamphan13) /* Menu Horizontal top*/

Tạo banner chạy dọc hai bên

hinhlop1

hinhlop


Download Hình

Tiện ích bài đăng có ảnh thumbnail chạy ngang

HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ

bookmark and share |

Bài đăng ngày:7 thg 1, 2012



HÒA GIẢI VỤ ÁN DÂN SỰ
           GV,TS. NGUYỄN THỊ KIM VINH
Mục tiêu của bài học:
Kiến thức chung về hoà giải, xác định vai trò của Thẩm phán trong hòa giải VADS.
 Kỹ năng hòa giải VADS, các quy trình, tiến hành nghiệp vụ HG cụ thể theo quy định BLTTDS ;
- Kỹ năng khai thác các yếu tố tâm lý của đương sự, sử dụng các tình tiết, chứng cứ của vụ án trong HG, rèn luyện được kỹ năng HG thông qua thực hành hồ sơ tình huống .
- Thái độ, khả năng ứng xử chuẩn mực, phù hợp với pháp luật và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán khi tiến hành HG VADS.
Một số vấn đề chung về hoà giải.
·        Hòa giải ngoài tố tụng:
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên tự bàn bạc thống nhất với nhau cách thức loại trừ tranh chấp mà không cần tới sự giúp đỡ của người thứ ba. Chỉ thích hợp để giải quyết tranh chấp có giá trị nhỏ, các bên tranh chấp có thiện chí, hiểu biết pháp luật và có nhiều kinh nghiệm tranh tụng trên thương trường và đồng thời cần phải có nghệ thuật ứng xử, giao tiếp một cách linh hoạt.
Trung gian hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên trung gian. Người trung gian sẽ đóng vai trò hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp để chấm dứt tranh chấp. Người trung gian hòa giải có thể là cá nhân hoặc tổ chức có uy tín, có kinh nghiệm trên thương trường đồng thời phải hiểu biết pháp luật.
 Hòa giải trong tố tụng
·        Chính là là hình thức hòa giải do Trọng tài hoặc Tòa án tiến hành khi các cơ quan này giải quyết tranh chấp. Việc hòa giải trong tố tụng được tiến hành trước khi đưa vụ án ra phán quyết, xét xử và có thể được thực hiện ngay trong quá trình xét xử (tại Tòa án).
·        Điều 10BLTTDS. Hoà giải trong tố tụng dân sự
·        Toà án có trách nhiệm tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
Hòa giải là một nội dung của quyền tự định đoạt của hai bên tranh chấp:
·        Tham gia hòa giải và có quyền yêu cầu không hòa giải. Việc tổ chức phiên hòa giải  chỉ có ý nghĩa bắt buộc đối với Thẩm phán mà không có tính bắt buộc đối với những người tham gia tố tụng. K4đ41BLTTDS.
·        Hai bên tranh chấp tự do thỏa thuận, thương lượng bàn bạc và quyết định. Trong trường hợp không thỏa thuận được với nhau cách giải quyết tranh chấp thì “người hòa giải” có thể đề xuất một giải pháp để hai bên tranh chấp cùng suy nghĩ, bàn bạc nhưng không có quyền bắt buộc họ phải đồng ý với giải pháp đó.
·        Hai bên tranh chấp có quyền thay đổi các thỏa thuận đạt được trong “biên bản hòa giải thành” trong thời gian luật định. Mặc dù thông qua hòa giải các bên đã đạt được sự thống nhất chung, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, hai bên tranh chấp vẫn có quyền thay đổi các thỏa thuận đó mà không một cá nhân, cơ quan nào được phép cản trở, kể cả cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Theo hướng dẫn tại Mục 6.3 Phần II Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP).
·        Hai bên tranh chấp có quyền tiếp tục hòa giải với nhau ở bất kỳ giai đoạn nào của bất kỳ phương thức giải quyết nào.
·         
Hòa giải là một thủ tục bắt buộc:
·        Nghĩa là Tòa án tiến hành hòa giải giữa các đương sự vào bất kỳ giai đoạn nào quá trình tố tụng. Tính bắt buộc của thủ tục hòa giải còn thể hiện ở chỗ mọi vụ án dân sự đều phải hòa giải trước khi xét xử sơ thẩm trừ một số trường hợp do luật định (Điểm a khoản 1 Điều 180 BLTTDS). Kết quả của việc hòa giải trong giai đoạn này sẽ quyết định việc mở phiên tòa hay không. Mặt khác nếu hòa giải không thành thì trong quá trình chuẩn bị xét xử, các bên vẫn có quyền hòa giải và Thẩm phán phải tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đạt được thỏa thuận về việc giải quyết vụ án.

Ý nghĩa của hòa giải:
·        Hòa giải là hình thứ giải quyết tranh chấp một cách kinh tế nhất.
·        Việc hòa giải thành với nhau còn giúp cho các bên duy trì mối quan hệ tốt đẹp.
·        Hòa giải thành giúp nâng cao uy tín của hai bên tranh chấp. Nâng cao được ý thức pháp luật của các bên.
·        Hòa giải thành sẽ làm giảm thiểu công việc của Tòa án.
·        Hòa giải thành giúp cho việc thi hành án được thuận lợi hơn so với những vụ án được đưa ra xét xử.
Nguyên tắc tiến hành hoà giải
·        - Nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện, thoả thuận của các bên
·        - Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Phạm vi hoà giải của Toà án
Những vụ án không được hòa giải  là những vụ án sau khi thụ lý sơ thẩm Tòa án không được tiến hành hòa giải, theo quy định tại Điều 181 BLTTDS đó là những vụ án:
“1. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
 2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.”
Theo hướng dẫn tại mục 2.1 và mục 2.2 Phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP thì khi thi hành quy định tại khoản 1 Điều 181 của BLTTDS cần phân biệt.Điều 122 BLDS.
Những vụ án không tiến hành hoà giải được:
- Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là ng
ười mất năng lực hành vi dân sự.
 Thẩm quyền theo cấp xét xử
·        Hòa giải có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng tại Tòa án. Trước khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phải thông báo cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để hai bên tranh chấp có liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận về việc giải quyết vụ án. Trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm, phiên toàn phúc thẩm… Pháp luật có những quy định khác nhau cho từng lần hòa giải. Cụ thể như sau:
Thủ tục hoà giải:
·        thủ tục hòa giải được quy định tại các điều 10, 41, 179, 180, 181, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 220, 270.
·        Đồng thời, các quy định chủ yếu về hòa giải đã được thể hiện tập trung trong Chương XIII – “Hòa giải và chuẩn bị xét xử”.
Hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
·        Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải (khoản 1 Điều 184).
·        trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chán án TAND được phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án (Điều 172 BLTTDS). Trách nhiệm hòa giải lúc này thuộc về Thẩm phán được phân công.
Vai trò của Thẩm phán trong hòa giải
Nghiên cứu nội dung vụ án:
·        xác định rõ:
·        Quan hệ pháp luật tranh chấp;
·        Quan hệ tình cảm giữa các bên đương sự (nếu có);
·        Nguyên nhân tranh chấp;
·        Chứng cứ tài liệu làm cơ sở cho yêu cầu của các đương sự;
·        Những văn bản điều luật làm cơ sở pháp lý để GQ yêu cầu của đương sự.
Chọn thời điểm hòa giải:
·        Đây là thời điểm mà Thẩm phán có kinh nghiệm chọn để mở phiên hòa giải. Tuy nhiên, trước khi mở phiên hòa giải các Thẩm phán thường làm công tác tư tưởng trước cho các đương sự, giúp họ có những nhận thức đúng về quyền và lợi ích của họ trong vụ án. Công việc này được kết hợp với quá trình Thẩm phán lấy lời khai của đương sự về những vấn đề cần giải quyết của vụ án.
·        Trong thời hạn chuẩn bị XX : tối đa 06 tháng kể từ ngày thụ lý đv Đ25,27(TCDS,HNGĐ); 3 tháng đv Đ29,31(TCLĐ,KDTM)
Thông báo về phiên hòa giải
·        Sau khi những công việc chuẩn bị đã hoàn tất, Thẩm phán sẽ thông báo về phiên hòa giải. Theo quy định tại Điều 183 BLTTDS, thông báo về phiên hòa giải phải được gởi cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự. Thông báo phải ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.
·        Điều 147, mẫu “Thông báo về phiên hòa giải” theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP).
·        thông báo hòa giải là phải ghi rõ “nội dung những vấn đề cần hòa giải”.  
·        Về địa điểm tổ chức phiên hòa giải, pháp luật cũng không quy định bắt buộc phiên hòa giải phải được tổ chức ở một địa điểm nhất định. Đa số phiên họp hòa giải sẽ được tổ chức tại trụ sở TAND có thẩm quyền giải quyết hoặc có thể tổ chức tại trụ sở của UBND địa phương nơi cư trú hoặc có trụ sở của một trong hai bên tranh chấp nếu có đương sự có yêu cầu được Tòa án chấp nhận và không ai trong những người tham gia tố tụng phản đối.
Tiến hành hòa giải
·        Thẩm phán tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần tham gia phiên HG;
·        Thẩm phán phổ biến pháp luật liên quan đến vụ tranh chấp để các bên liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình; phân tích hậu quả pháp lý của việc HG thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 185 BLTTDS);
·        Thẩm phán yêu cầu nguyên đơn trình bày lại nội dung đơn KK và yêu cầu của NĐ; yêu cầu BĐ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của NĐ.
·        Các đương sự trình bày quan điểm của mình, cùng nhau bàn bạc thỏa thuận những vấn đề TC.
·        Sau khi kết thúc phiên HG, Thẩm phán cần nêu tóm tắt lại nội dung từng điểm mà đương sự đã thống nhất hoặc không thống nhất được với nhau, sau đó sẽ đưa ra kết luận chung là “vụ án đã hòa giải thành” hoặc “hòa giải không thành” để Thư ký Tòa án ghi vào biên bản hòa giải (Điều 186 BLTTDS, Mục 6 Phần II Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP).
 Điều kiện tiến hành hòa giải:
·        Để tiến hành phiên hòa giải thì thành phần phiên hòa giải phải bao gồm những người tiến hành tố tụng: Thẩm phán – chủ trì phiên hòa giải và Thư ký – ghi biên bản hòa giải và những người tham gia tố tụng: đương sự và những người đại diện hợp pháp của họ (theo Điều 184 BLTTDS). Sự có mặt của những người tiến hành tố tụng là trách nhiệm của Tòa án, nếu Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án không thể tham gia phiên hòa giải thì Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán khác để tiến hành hòa giải. Về phía các đương sự thì sự có mặt của họ là điều kiện để Tòa án tiến hành hòa giải bởi lẽ chính họ mới có quyền tự định đoạt việc thỏa thuận với nhau về một phương án giải quyết vụ án.
Trường hợp vắng mặt nguyên đơn:
·        Nguyên đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất để hòa giải mà vắng mặt có lý do chính đáng thì khoản 2 Điều 182 BLTTDS đây là trường hợp thuộc vụ án không tiến hành hòa giải được: “Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng”.
·        Nguyên đơn vắng mặt trong lần hòa giải đầu tiên mà “có lý do chính đáng” hay “không có lý do chính đáng” thì trên thực tế Tòa án vẫn phải hoãn phiên hòa giải, để triệu tập đương sự ở lần hòa giải khác. Nếu họ vắng mặt có lý do chính đáng mà đã hết thời hạn xét xử thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết  vụ án. Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn.
·        Trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt lần thứ hai: Căn cứ vào điểm e Điều 192 BLTTDS, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Bởi vì nguyên đơn là người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm nên việc họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc kiện (Khoản Điều 59 BLTTDS).
nhiều nguyên đơn thì sự vắng mặt của nguyên đơn khi Tòa triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai sẽ giải quyết như sau:
·        Đối với vụ án có nhiều nguyên đơn mà có chung yêu cầu đối với bị đơn: Nếu tất cả nguyên đơn đều vắng mặt thì căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án; Nếu chỉ có một hoặc một số nguyên đơn vắng mặt thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
·        Đối với vụ án có nhiều nguyên đơn mà các nguyên đơn có yêu cầu độc lập đối với bị đơn: Tòa án sẽ đình chỉ việc giải quyết vụ án đối với nguyên đơn vắng mặt; Đối với nguyên đơn có mặt thì việc hòa giải vẫn tiến hành bình thường.
Trường hợp vắng mặt bị đơn
·        Điều 182 BLTTDS, nếu bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn “vắng mặt không có lý do chính đáng” thì đây là trường hợp không tiến hành hòa giải được. Tòa án lập biên bản không hòa giải được và đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên đối với một vụ án có nhiều bị đơn và việc vắng mặt của họ trong trường hợp này được giải quyết theo hướng sau:
·        Nếu vụ án có một nguyên đơn có yêu cầu chung đối với nhiều bị đơn và tất cả các bị đơn vắng mặt hoặc một số bị đơn có mặt thì Tòa án sẽ tiến hành lập biên bản xác nhận việc vắng mặt đó và đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, nếu các bị đơn có mặt đồng ý thi hành toàn bộ nghĩa vụ thì Tòa sẽ tiến hành hòa giải giữa nguyên đơn và các bị đơn có mặt.
·        Nếu trong vụ án có nhiều bị đơn nhưng mỗi bị đơn có nghĩa vụ riêng biệt hoặc có nghĩa vụ chung theo phần thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải giữa nguyên đơn và những bị đơn có mặt, và trong biên bản hòa giải ghi rõ thành phần những bị đơn vắng mặt để làm căn cứ đưa ra xét xử.
Trường hợp vắng mặt người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
·        Đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (khoản 2 Điều 61 BLTTDS) và đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi (khoản 3 Điều 61 BLTTDS) thì họ có các quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 59 Bộ luật này. Như vậy hai trường hợp này sẽ giải quyết như “trường hợp vắng mặt nguyên đơn”.
·        Đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ (theo khoản 4 Điều 61 BLTTDS) thì họ có quyền, nghĩa vụ của bị đơn theo quy định tại Điều 60 của bộ luật này. Như vậy trường hợp này sẽ giải quyết như “trường hợp vắng mặt bị đơn”.
·        Do không phải là nguyên đơn, bị đơn nên có những trường hợp người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không được triệu tập đến tham gia hòa giải. Vì thế quyết định công nhận hòa giải thành sẽ không có giá trị và bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Phương pháp hòa giải:
·        Tập trung thời gian cho đương sự thỏa thuận, thương lượng được với nhau về những vấn đề cần giải quyết.
·        Khi hòa giải Thẩm phán phải giải thích cho các đương sự về pháp luật, chính sách kết hợp những vướng mắc về tình cảm, tâm tư của họ.
·        Phân tích cho đương sự thấy được quyền và nghĩa vụ của họ trong tranh chấp.
·        Thái dộ hòa giải phải khách quan, không được nói cho đương sự biết hướng giải quyết của vụ án nếu đưa ra xét xử. BLTTDS chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này ngoại trừ hướng dẫn tại Mục 5 Phần II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP . Thẩm phán phải đưa ra một số phương án giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn.
·        Thẩm phán không những am hiểu về pháp luật mà còn phải có phương pháp hòa giải tốt.
·        Phải biết đúc kết kinh nghiệm qua mỗi lần hòa giải cộng với kinh nghiệm sống và nền tảng pháp lý vứng chắc.
 Hòa giải tại phiên tòa sơ thẩm
·        Nếu như hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử do một Thẩm phán được phân công tiến hành, thì tại phiên tòa sơ thẩm vai trò chủ trì hòa giải là của cả HĐXX.
·        HĐXX không tiến hành hòa giải nữa mà chỉ tạo điều kiện, giúp đỡ các bên thương lượng vói nhau. Theo quy định tại Điều 220 và Điều 268 điểm c khoản 2 BLTTDS thì trước khi bắt đầu thủ tục hỏi tại phiên tòa, chủ tọa sẽ hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Nếu các bên thỏa thuận được và thỏa thuận đó không trái với pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì HĐXX sơ thẩm sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
Hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm
·        điểm c khoản 2 Điều 268.
·        Về trình tự, thủ tục của hòa giải tại phiên tòa phúc thẩm cũng giống như tại phiên tòa sơ thẩm. Nhưng do phiên tòa phúc thẩm chỉ xem xét về nội dung kháng cáo, kháng nghị nên giới hạn của Tòa phúc thẩm cũng chỉ trong phạm vi các vấn đề bị kháng cáo, kháng nghị.
·        HĐXX sơ thẩm ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm bằng bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự” Khoản 2 Điều 270 BLTTDS. Về hiệu lực, bản án này có hiệu lực pháp luật thi hành ngay kể từ ngày tuyên án (Khoản 6 Điều 279 BLTTDS), hai bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành và được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước nếu trong trường hợp các bên không tự nguyện thi hành.
Hòa giải tại cấp giám đốc thẩm, tái thẩm
·        hòa giải không phải là một thủ tục bắt buộc ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng cũng không bị cấm. Nếu có điều kiện, Tòa án cấp này vẫn có thể tiến hành hòa giải như ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên, việc hòa giải ở cấp giám đốc thẩm và tái thẩm là rất khó khăn bởi ở cấp này thường xét xử theo bút lục.
Hậu quả pháp lý của hòa giải:
·        Hòa giải không thành:
·        là trường hợp mà các đương sự không thỏa thuận được với nhau về một vấn đề hoặc tất cả vấn đề vần phải giải quyết trong vụ án. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về tất cả những vấn đề nhưng lại không thỏa thuận được về người phải chịu án phí thì đó cũng là trường hợp hòa giải không thành.
·        Thứ nhất, kết thúc giai đoạn xét xử, nếu vụ án không hòa giải thành thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 195 BLTTDS).
·        Thứ hai, tại phiên tòa sơ thẩm, trước khi HĐXX chuyển sang phần hỏi, nếu sau khi được Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuạn với nhau về việc giải quyết vụ án hay không…” thì theo khoản 1 Điều 220 BLTTDS có quy định: “Trong trường hợp các bên vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe lời trình bày…”.
Hòa giải thành
·        Trường hợp hòa giải thành là trường hợp mà các đương sự thống nhất được với nhau về tất cả những vấn đề cần giải quyết của vụ án, bao gồm cả thỏa thuận về việc người phải chịu án phí.
Đối với trường hợp hòa giải thành tại phiên hòa giải
·        Thẩm phán phải tiến hành lập biên bản hòa giải thành ghi nhận tất cả những vấn đề mà các đương sự đã thỏa thuận được về giải quyết vụ án,
·         Biên bản hòa giải thành quy định về quyền thay đổi ý kiến của đương sự trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản. (Biên bản hòa giải và Biên bản hòa giải thành có mẫu số 07 và mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP). Biên bản này cần được gởi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải (Khoản 2 Điều 186 BLTTDS).
·        Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó, thì Tòa án ra quyết định công nhân sự thỏa thuận đó của các đương sự (khoản 1 Điều 187 BLTTDS). Về thẩm quyền của người ra quyết định, trước hết sẽ thuộc về Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải. Trong trường hợp vì có những lý do để vị Thẩm phán này không thể tham gia tố tụng, Chánh án Tòa án sẽ có quyết định phân công Thẩm phán khác tiếp tục phụ trách việc giải quyết vụ án và người Thẩm phán này có thẩm quyền ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trường hợp hòa giải thành tại phiên tòa
·        Theo tinh thần của Điều 220 và hướng dẫn tại Mục 8 Phần III Nghị quyeetrs số 02/2006/NQ-HĐTP thì trước khi HĐXX chuyển sang phần hỏi mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
·        Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đối với cả hai trường hợp trên ((1) và (2)) có hiệu lực ngay, buộc các bên phải thi hành mà không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 188, Điều 220 BLTTDS). (Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự được soạn theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP).


Tags:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn

Nội quy! Đóng lại Cám ơn đã đọc bài viết!
- Từ ngày 14/08/2011 để tránh Spam do vậy Comment nặc danh xẽ bị khóa
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Các bạn có thể mã hóa Code TẠI ĐÂY
Thank You!
More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa

nhãn totunghinhsu

THÔNG TIN TỐ TỤNG HÌNH SỰ