Đang tải dữ liệu...
Xây dựng hồ sơ và thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính - Thẩm Phán 13 Lớp B (thamphan13) /* Menu Horizontal top*/

Tạo banner chạy dọc hai bên

hinhlop1

hinhlop


Download Hình

Tiện ích bài đăng có ảnh thumbnail chạy ngang

Xây dựng hồ sơ và thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính

bookmark and share |

Bài đăng ngày:22 thg 5, 2012


I.      Xây dựng hồ sơ vụ án hành chính
Xây dựng hồ sơ vụ án là việc tập hợp các tài liệu của vụ án và xắp xếp thành các tập để phục vụ cho việc nghiên cứu và giải quyết vụ án.
1.1   Tiếp nhận ý kiến của người bị kiện, người có quyền, nghĩa vụ liên quan
Người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
Trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu rõ lý do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Toà án gia hạn một lần, nhưng không quá 10 ngày.
Trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã nhận được thông báo, nhưng không nộp ý kiến bằng văn bản trong thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) tham gia việc giải quyết vụ án và thông báo cho Toà án.
1.2   Kiểm tra các tài liệu chứng cứ do đương sự cung cấp và yêu cầu cung cấp chứng cứ
Cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự.
Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án phải giải thích cho đương sự biết, nếu đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ, thì Toà án tiến hành giải quyết vụ việc theo thủ tục chung. Toà án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ án sự và nếu vụ việc được xét xử, giải quyết tại phiên toà thì Toà án chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà, xem xét đầy đủ ý kiến của người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên để quyết định.
 Đương sự phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ.
Tòa án phải kiểm tra các tài liệu, chứng cứ do ĐS cung cấp. Nếu thấy chứng cứ mà ĐS giao nộp chưa đủ cơ sở để giải quyết, thì Toà án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.
 Khi yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ, Toà án cần phải nêu cụ thể chứng cứ cần giao nộp bổ sung.
Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ.
Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ án hành chính và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.
Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.
+ Việc giao nhận chứng cứ trong từng trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
Trường hợp người khởi kiện giao nộp trực tiếp đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo tại Toà án, thì cán bộ bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của Toà án được Chánh án Toà án phân công nhận đơn chịu trách nhiệm nhận đơn và chứng cứ kèm theo đó. Cán bộ Toà án phải ghi việc nhận đơn và chứng cứ kèm theo vào sổ nhận đơn, đồng thời phải tiến hành lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ.
Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo chứng cứ qua bưu điện, thì cán bộ Toà án phải ghi vào sổ nhận đơn, phải đối chiếu chứng cứ theo danh mục chứng cứ gửi kèm theo đơn khởi kiện hoặc ghi trong đơn khởi kiện để ghi vào sổ nhận đơn chứng cứ đó; nếu thấy chứng cứ nào còn thiếu hoặc không đầy đủ so với danh mục thì phải thông báo ngay cho họ biết để họ giao nộp bổ sung.
Sau khi Toà án thụ lý vụ án, nếu đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án, thì Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công giải quyết vụ án hoặc Thư ký Toà án hoặc cán bộ của Toà án được Chánh án phân công thực hiện việc giao nhận chứng cứ do đương sự giao nộp và lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ.
Trường hợp đương sự giao nộp chứng cứ tại phiên toà, thì Thư ký Toà án thực hiện việc giao nhận chứng cứ. Nếu việc giao nhận chứng cứ trước khi mở phiên toà thì Thư ký Toà án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ theo quy định. Nếu việc giao nhận chứng cứ trong quá trình xét xử thì ghi vào biên bản phiên toà.

1.3  Xắp xếp và nghiên cứu hồ sơ
1.3.1 Xắp xếp hồ sơ vụ án
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính phải được xắp xếp thành các tập từ dưới lên trên theo thứ tự sau:
1) Tập hình thức gồm có:
-         Biên lai thu tạm ứng án phí;
-         Thông báo thụ lý vụ án, biên bản tống đạt cho Vks và các đương sự;
-         Các giấy triệu tập đương sự và các biên bản tống đạt;
-         Bản sao giấy tờ về nhân thân, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở của đương sự;
-         Giấy tờ chứng minh tư cách tham gia tố tụng của đương sự, giấy ủy quyền của người đại diện đương sự, nếu có;
-         Giấy giới thiệu, giấy yêu cầu người bảo vệ quyền lợi của đương sự và các giấy tờ liên quan đến tư cách pháp lý của người bảo vệ quyền lợi;
-         Các giấy tờ chứng minh nhân thân, tư cách pháp lý của người phiên dịch, người giám định, người làm chứng;
-         Các giấy tờ liên quan khác.
2) Tập nội dung:
+ Các tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp:
-         Đơn khởi kiện;
-         Tài liệu về QĐHC, HVHC ( Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính...);
-         Đơn khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại ( nếu có).
-         Bản tự khai;
-         Biên bản yêu cầu cung cấp chứng cứ;
-         Các tài liệu chứng cứ liên quan.
+ Các tài liệu, chứng cứ do người bị kiện cung cấp:
-         Văn bản trả lời thông báo thụ lý, bản ý kiến hoặc bản tự khai của người bị kiện;
-         Biên bản yêu cầu cung cấp chứng cứ;
-         Các tài liệu chứng cứ liên quan ( Không lưu các tài liệu chứng cứ đã có tại mục tài liệu chứng cứ liên quan do người khởi kiện cung cấp);
+ Các tài liệu, chứng cứ do người có quyền, nghĩa vụ liên quan cung cấp:
-         Văn bản trả lời thông báo thụ lý, bản ý kiến của hoặc bản tự khai;
-         Biên bản yêu cầu cung cấp chứng cứ;
-         Các tài liệu chứng cứ liên quan ( Không lưu các tài liệu chứng cứ đã có tại mục tài liệu chứng cứ liên quan do người khởi kiện, người bị kiện cung cấp).
+ Các tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập:
- Biên bản lấy lời khai;
- Biên bản đối chất;
- Biên bản ghi kết quả thm định tại chỗ;
- Quyết định trưng cầu giám định và kết luận giám định;
            - Quyết định định giá, thẩm định giá tài sản và kết quả định giá, thẩm định giá tài sản;
- Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ và các tài liệu chứng cứ thu thập được;
- Quyết định hoặc văn bản yêu cầu cung cấp chứng cứ và các tài liệu chứng cứ thu thập được.
3) Tập quyết định:
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
- Biên bản phiên tòa;
- Bản án sơ thẩm;
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
1.3.2 Nghiên cứu hồ sơ vụ án
Việc ngiên cứu hồ sơ được thực hiện theo trình tự sau:
- Kiểm tra các tài liệu về thủ tục thông báo, tống đạt, triệu tập của Tòa án;
-   Kiểm tra các điều kiện khởi kiện như: Quyền khởi kiện, Việc xác định đối tượng khởi kiện, người bị kiện, người có quyền, nghĩa vụ liên; quan, thẩm quyền giải quyết của Tòa án, thời hiệu khởi kiện, nội dung và hình thức đơn kiện, việc nộp tạm ứng án phí;
-   Xác định nội dung vụ án và yêu cầu khởi kiện của đương sự;
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, thẩm phán thực hiện việc ghi chép những nội dung cần phải làm rõ và các chứng cứ cần yêu cầu đương sự cung cấp hoặc cần phải thu thập thêm.
II.         Thu thập chứng cứ
 + Chng c trong v án hành chính là những tht được đương sự, nhân, cơ quan, tchc khác giao nộp cho T án hoặc do Toà án thu thập đưc theo trình tự, thủ tục do Luật TTHC quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để c định yêu cu hay sự phn đối của đương sự là có căn cứ và hp pháp hay không ng như nhng tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn v án hành chính.
 Chng cứ đưc thu thp từ các nguồn sau đây:
 1. Các tài liệu đọc được, nghe đưc, nhìn được
 Các tài liu đc được được coi là chng cnếu là bản chính hoc bản sao có công chng, chứng thực hp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức thẩm quyền cung cấp, xác nhn. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao.
 Các tài liu nghe được, nhìn được được coi chứng c nếu được xuất trình kèm theo văn bn xác nhận xuất x ca tài liệu đó hoặc văn bản v s vic liên quan ti việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh ... Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.
  2. Vật chứng
Vật chứng là chng c phải là hiện vật gốc liên quan đến vvic. Nếu không phải là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc thì không phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó.
3. Li khai ca đương sự, li khai ca ngưi làm chng
Li khai ca đương sự, li khai của ni làm chng đưc coi chng c nếu đưc ghi bằng văn bản, băng ghi âm đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định hoặc khai bằng li ti phiên toà.
4. Kết luận giám định
Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định
5. Biên bản ghi kết quả thm định tại ch
Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định
6. Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản
Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc do chuyên gia về giá cung cấp theo quy định của pháp luật.
7. Các ngun khác mà pháp luật có quy định.
+ Việc bảo quản chứng cứ
Chứng cứ đã được giao nộp tại Toà án thì việc bảo quản chứng cứ đó do Toà án chịu trách nhiệm.
Chứng cứ không thể giao nộp được tại Toà án thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
Trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ.
Trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị Toà án quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn chứng cứ. Toà án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số trong các biện pháp niêm phong, thu giữ, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phục chế, khám nghiệm, lập biên bản và các biện pháp khác.
Trường hợp người làm chứng bị đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc để không cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp chứng cứ sai sự thật thì Toà án có quyền quyết định buộc người có hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc phải chấm dứt hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc người làm chứng. Trường hợp hành vi đe doạ, khống chế hoặc mua chuộc có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự.
2.1  Xác định các vấn đề cần chứng minh
Khi nghiên cứu hồ sơ thẩm phán cần kiểm tra các tài liệu, chứng cứ do các đương sự cung cấp để làm rõ các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng và nội dung vụ án. Các tài liệu, chứng cứ phải làm rõ được các vấn đề sau:
+ Về thủ tục tố tụng
-   Quyền khởi kiện vụ án hành chính
-   Tư cách pháp lý của các đương sự
-   Thời hiệu khởi kiện
+ Về nội dung
-   Nội dung vụ kiện, các yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, yêu cầu độc lập của người có quyền, nghĩa vụ liên quan (gồm yêu cầu về hành chính và yêu cầu về  tài sản và bồi thường thiệt hại nếu có).
-   Quan hệ pháp luật hành chính bị khiếu kiện
-   Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính của người bị kiện.
-    Các tài liệu chứng cứ chứng minh có sự kiện pháp lý cần thiết phải ban hành quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính.
-   Căn cứ pháp lý để chứng tỏ quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bị xâm phạm
-   Các chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bị xâm phạm.
2.2  Nghĩa vụ chứng minh của đương sự và các biện pháp thu thập chứng cứ
+ Nghĩa vụ chứng minh của đương sự
Ni khởi kin nghĩa v cung cp bn sao QĐHC,QĐKLBTV,QĐGQKNĐVQDXLVVCT,QĐGQKN (nếu có),bằng chứng có HVHC xảy ra cung cấp các chứng c khác để bo v quyền, li ích hp pháp của mình; Trưng hợp không cung cấp được thì phải nêu rõ lý do.
Ngưi bị kiện nghĩa v cung cấp cho Toà án h sơ giải quyết khiếu nại (nếu có) bn sao các văn bản, tài liệu căn c vào đó đ ra quyết định hành chính, quyết định k luật buc thôi việc, quyết đnh giải quyết khiếu nại v quyết định x v vic cnh tranh hoặc nh vi hành chính.
Ngưi quyền li, nghĩa v liên quan nghĩa v cung cấp chứng c để bảo v quyền, li ích hp pháp của mình.
+ Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Toà án thừa nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp.
d) Khi một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đưa ra tình tiết, sự kiện không phải chứng minh.
Trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hành chính chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.
Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý, thì các đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để họ chứng minh với Toà án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ.
Khi cần thiết, Toà án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án.
+ Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm:
a) Lấy lời khai của đương sự;
b) Lấy lời khai người làm chứng;
c) Đối chất;
d) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
đ) Trưng cầu giám định;
e) Quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
g) Ủy thác thu thập chứng cứ;
h) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
2.3  Thủ tục thu thập chứng cứ
+ Lấy lời khai của đương sự
Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng.
Bản khai của đương sự có thể được thể hiện bằng đơn khởi kiện; Văn bản trả lời thông báo thụ lý vụ án hành chính hoặc ý kiến bằng văn bản của đương sự về yêu cầu của người khởi kiện
Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Toà án, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.
Trong những trường hợp đương sự không thể đến Toà án được vì những lý do khách quan, chính đáng (đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, bị ốm đau, bệnh tật ...), thì Thẩm phán có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án.
Việc lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Toà án phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật, quy định đối với công chức của ngành Toà án nhân dân và bảo đảm khách quan (ví dụ: lấy lời khai của đương sự đang bị tạm giam phải được thực hiện tại Trại tạm giam theo bố trí của Ban Giám thị Trại tạm giam; lấy lời khai của đương sự bị ốm đau nhưng không đi điều trị tại cơ sở y tế phải được thực hiện tại nơi họ đang điều trị và nếu xét thấy cần thiết thì mời người chứng kiến ...).
Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và dấu của Toà án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai.
Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Toà án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân, cơ quan công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
Trường hợp đương sự không biết chữ thì phải có người làm chứng do đương sự chọn.
Trường hợp đương sự từ chối ký vào biên bản lấy lời khai thì phải có biên bản thể hiện sự việc, tên, địa chỉ số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người làm chứng và chữ ký của người làm chứng.
Việc lấy lời khai của đương sự chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó.
+ Lấy lời khai của người làm chứng
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng.
Thủ tục lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành như việc lấy lời khai của đương sự.
+ Đối chất
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau theo thứ tự hợp lý (tuỳ từng trường hợp cụ thể mà tiến hành đối chất về từng vấn đề một hoặc để từng người trình bày về các vấn đề cần đối chất theo thứ tự).
Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi biên bản đối chất. Biên bản phải có chữ ký của những người tham gia đối chất, Thẩm phán tiến hành đối chất, Thư ký Toà án ghi biên bản đối chất.
  Trường hợp đương sự từ chối ký vào biên bản đối chất thì phải có biên bản thể hiện sự việc, tên, địa chỉ số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người làm chứng và chữ ký của người làm chứng.
+ Xem xét, thẩm định tại chỗ
Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải do Thẩm phán tiến hành với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định; phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.
Nếu có người nào cản trở Toà án tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ, thì Thẩm phán yêu cầu đại diện Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời để thực hiện việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Trong trường hợp cần thiết Thẩm phán yêu cầu lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền để có các biện pháp can thiệp, hỗ trợ. Thẩm phán phải lập biên bản về việc đương sự cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ và lưu vào hồ sơ vụ án.
+ Trưng cầu giám định
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại.
Người đã thực hiện việc giám định trước đó không được thực hiện giám định lại.
+ Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo
Trong trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại. Trường hợp không rút lại, Toà án có thể quyết định trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo.
Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xem xét về trách nhiệm hình sự.
Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác.
+ Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
Toà án ra quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự hoặc khi Toà án xét thấy cần thiết.
Hội đồng định giá do Toà án quyết định thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá.
Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá.
Việc định giá phải được ghi thành biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, của đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên vào biên bản.
Khi có căn cứ cho rằng giá do các đương sự thỏa thuận là không chính xác làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước hoặc người thứ 3 hoặc xét thấy cần thiết Tòa án sẽ tiến hành thẩm định lại giá. Thủ tục thẩm định giá giống thủ tục về giám định.
+ Ủy thác thu thập chứng cứ
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Toà án có thể ra quyết định ủy thác để Toà án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo điều ước quốc tế mà nước đó và Việt Nam là thành viên hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ án hành chính.
Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập chứng cứ.
Toà án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản cho Toà án đã ra quyết định ủy thác và nêu rõ lý do.
+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính.
Đương sự yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập.
Toà án, Viện kiểm sát có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án, Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Toà án, Viện kiểm sát thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật*.
..............................................................
* Tham khảo Khoản 3, Điều7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.   
2.4  Thủ tục ủy thác tư pháp xác minh, thu thập chứng cứ hoặc giao các giấy tờ tài liệu của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc ủy thác tư pháp trong các vụ án hành chính. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định chúng ta vẫn có thể áp dụng các quy định về ủy thác tư pháp trong dân sự để thực hiện việc ủy thác tư pháp.
Việc ủy thác tư pháp trong dân sự được thực hiện như sau:
+ Thẩm quyền yêu cầu ủy thác: Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
 Trường hợp vụ án đang do Tòa án cấp huyện thụ lý thì Tòa án cấp huyện có trách nhiệm làm đầy đủ hồ sơ ủy thác theo đúng quy định tại Luật tương trợ tư pháp và Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 sau đó chuyển hồ sơ ủy thác đến Tòa án cấp tỉnh để Tòa án cấp tỉnh có văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp theo quy định.
+ Cơ quan có thẩm quyền nhận và thực hiện việc ủy thác
- Đối với cơ quan, tổ chức của Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Ủy thác cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Đối với cơ quan, tổ chức, người nước ngoài: Ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Trường hợp phải ủy thác tư pháp cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhưng hai nước chưa có hiệp định tương trợ tư pháp và không áp dụng nguyên tắc có đi, có lại: Sau khi nhận được văn bản về việc không áp dụng nguyên tắc có đi có lại của Bộ ngoại giao, Tòa án niêm iết công khai hồ sơ ủy thác tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc địa chỉ cư trú cuối cùng của người cần tống đạt ( nếu có), đồng thời đăng , phát sóng 3 số liên tiếp trong thời gian 3 ngày trên báo hàng ngày của trung ương và đài phát thanh hoặc đài truyền hình trung ương ( kênh dành cho người nước ngoài). Hết thời hạn 6 tháng mà không có tin tức thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung*.
+ Trường hợp nhận được văn bản trả lời của cơ quan đại diện của Việt
.............................
*Pháp luật không quy định rõ việc tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung là như thế nào nhưng qua các nội dung được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC có thể hiểu là trong trường hợp này thủ tục tống đạt được xem là đã hợp lệ;
Nam ở nước ngoài về việc không thể thực hiện được công việc ủy thác đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thông báo kết quả, không trả lời về đề nghị áp dụng nguyên tắc có đi, có lại.
- Nếu đối tượng cần tống đạt, xác minh, thu thập chứng cứ là công dân Việt Nam thì Tòa án tiến hành xác minh lại tên, địa chỉ chính xác của đối tượng và tiếp tục thực hiện việc ủy thác tư pháp lần 2. Trường hợp đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không xác định được địa chỉ chính xác của đối tượng ở nước ngoài thì Tòa án giải thích để ngyên đơn ( gồm cả những người mang quyền của nguyên đơn) yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo thủ tục tố tụng dân sự. Sau khi có kết quả Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án*. Sau một tháng kể từ ngày được yêu cầu mà nguyên đơn không yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án**.
- Trường hợp người cần tống đạt là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, nếu xác định được chính xác địa chỉ của người cần tống đạt thì Tòa án tiếp tục thực hiện việc ủy thác lần 2. Nếu việc thực hiện ủy thác của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài vẫn không có kết quả, Tòa án đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không xác định được địa chỉ chính xác của người cần tống đạt thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung***.
+ Sau 6 tháng kể từ ngày Bộ Tư pháp gửi hồ sơ ủy thác tư pháp lần 2
.......................................................
* Hiện nay vẫn có 2 cách hiểu về khái niệm về kết quả Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Cách hiểu thứ 1 cho rằng kết quả này được hiểu là đã tìm kiếm được địa chỉ thực tế của người cần tống đạt. Cách hiểu thứ 2 kết quả này được hiểu là việc thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú đã được thực hiện xong. Cách hiểu này là phù hợp hơn vì nó bảo vệ được quyền khởi kiện của nguyên đơn và mục đích của việc thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú;
** Chú ý: Giới hạn của việc đình chỉ chỉ dừng lại ở phạm vi khởi kiện có liên quan đến đối tượng cần tống đạt;
*** Xem chú thích * tại trang trước.

cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao mà Tòa án vẫn không nhận được kết quả ủy thác thì không ủy thác tư pháp nữa mà tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

CÂU HỎI THẢO LUẬN:
1.     Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hành chính?
2.     Cách thức chứng minh trong vụ án hành chính?
3.     Phương pháp chứng minh trong vụ án hành chính?
4.     Các yếu tố cấu thành tính hợp pháp của một QĐHC, HVHC?
5.     Những vấn đề cần lưu ý khi phân tích tính hợp pháp của một QĐHC, HVHC?
6.     Ngày 20/7/2011 Tòa án đã giao thông báo thụ lý cho người bị kiện là Ủy ban nhân dân quận X
Ngày 30/7/2011 Tòa án nhận được văn bản của Chánh văn phòng UBND quận X đề nghị được kéo dài thời gian trả lời thông báo thụ lý với lý do Chủ tịch UBND quận X đi công tác nước ngoài chưa về.
Ngày 31/7/2011 Tòa án có văn bản không đồng ý cho kéo dài thời hạn trả lời đồng thời có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Việc giải quyết như trên của Tòa án có đúng thủ tục tố tụng hay không?
7.     Tòa án có chấp nhận việc thu thập chứng cứ trong các trường hợp sau đây hay không?
-         Người khởi kiện đối với quyết định thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (Không sử dụng đất trong 12 tháng mà không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) yêu cầu Tòa án xem xét tại chỗ phần đất bị thu hồi.
-         Người khởi kiện đối với quyết định thu hồi đất để sử dụng vì mục đích phát triển kinh tế yêu cầu Tòa án xem xét tại chỗ phần đất bị thu hồi.
-         Người khởi kiện đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng tái định cư yêu cầu Tòa án xem xét tại chỗ phần đất bị thu hồi.


…………..
*Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 thì người nào gây rối trật tự tại phiên toà, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ.

Tags:

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn

Nội quy! Đóng lại Cám ơn đã đọc bài viết!
- Từ ngày 14/08/2011 để tránh Spam do vậy Comment nặc danh xẽ bị khóa
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Các bạn có thể mã hóa Code TẠI ĐÂY
Thank You!
More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa

nhãn totunghinhsu

THÔNG TIN TỐ TỤNG HÌNH SỰ