Đang tải dữ liệu...
Chuyên đề 5: QUY ĐỊNH VỀ XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM - Thẩm Phán 13 Lớp B (thamphan13) /* Menu Horizontal top*/

Tạo banner chạy dọc hai bên

hinhlop1

hinhlop


Download Hình

Tiện ích bài đăng có ảnh thumbnail chạy ngang

Chuyên đề 5: QUY ĐỊNH VỀ XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM

bookmark and share |

Bài đăng ngày:29 thg 5, 2013


I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
1. Người chưa thành niên và nguyên tắc xác định tuổi người chưa thành niên
Hiện nay, kể cả luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về người chưa thành niên. Trong nhiều văn bản pháp luật Quốc tế về người chưa thành niên và quyền trẻ em cũng như các văn bản pháp luật Việt Nam như Quy tắc của Liên Hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1999, Quy tắc Bắc Kinh (1985), Hướng dẫn Riat (1990), Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 18), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004... đều chỉ quy định định nghĩa người chưa thành niên theo độ tuổi, cụ thể: “người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi. Tại các văn bản này, khái niệm người chưa thành niên bao gồm cả khái niệm trẻ em.
1.1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự
Khái niệm người chưa thành niên và khái niệm người chưa thành niên phạm tội là hai khái niệm không đồng nhất vì theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam thì không phải người chưa thành niên nào cũng trở thành chủ thể của tội phạm.
Theo quy định tại Điều 12 và Điều 68 Bộ luật hình sự thì chỉ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự[1]. Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm người chưa thành niên phạm tội như sau: Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Như vậy, khái niệm người chưa thành niên rộng hơn khái niệm người chưa thành niên phạm tội.
1.2. Nguyên tắc xác định tuổi người chưa thành niên theo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH  ngày 12-7-2011 trong các trường hợp cụ thể
Căn cứ Thông tư số 01/2011/TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH  ngày 12-7-2011 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì tuổi của bị cáo là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng xác định theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo thì tuổi của họ được xác định như sau:
- Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.
- Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
- Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
- Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.
- Trường hợp không xác định được năm sinh của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ
2. Đặc điểm chung của người chưa thành niên và chính sách hình sự của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội
2.1. Đặc điểm chung của người chưa thành niên
Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện về thể chất, tâm sinh lý và nhân cách sống. Người ở độ tuổi này chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần, nhân cách; có sự hạn chế về kinh nghiệm sống, kiến thức pháp luật, dễ bị tác động, chi phối bởi điều kiện sống; chưa thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, khả năng tự kiềm chế chưa tốt. Trong tư duy của người ở độ tuổi này bắt đầu hình thành ý thức độc lập trong việc quyết định cuộc sống riêng của mình, bắt đầu tự độc lập trong hành động, suy nghĩ, ứng xử và thiết lập các mối quan hệ riêng biệt, không muốn nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ, nên dễ bị người khác kích động, dụ dỗ, lôi kéo vào việc thực hiện những hành vi trái pháp luật.
2.2. Chính sách hình sự của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội
Xuất phát từ đặc điểm tâm - sinh lý của người chưa thành niên, chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước; trên cơ sở niềm tin vào khả năng cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội giúp họ tích cực cải tạo, sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để trở thành người có ích cho xã hội. Các nhà làm luật Việt Nam không coi người chưa thành niên phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự như người đã thành niên phạm tội và có chính sách hình sự riêng đối với người chưa thành niên phạm tội, lấy việc vận động, giáo dục người chưa thành niên làm nền tảng. Chính sách đó được thể hiện rõ nét và tập trung nhất tại Điều 69 Bộ luật Hình sự, đó là:

1 - Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Đây là nguyên tắc mang tính chỉ đạo, thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xử lý người chưa thành niên phạm tội. Đây cũng là sự cụ thể hóa nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, thể hiện mục đích cao nhất của pháp luật là các biện pháp áp dụng với người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục họ thấy được tính chất của tội phạm, sự nghiêm minh của pháp luật. Trong điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Có như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng mới xác định được chính xác tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và có biện pháp cũng như hình phạt phù hợp đối với người chưa thành niên phạm tội. Ngoài ra, việc làm rõ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm cũng giúp cho các cơ quan chức năng có phương pháp, cách thức giáo dục hiệu quả người chưa thành niên, giúp họ nhận thức được lỗi của mình và sửa chữa để trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội trong tương lai; đồng thời việc hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội còn giúp cho Nhà nước có biện pháp loại trừ, phòng ngừa người chưa thành niên khác phạm tội.
2 -  Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Việc Nhà nước quy định nguyên tắc người chưa thành niên có thể được miễn TNHS khi có đủ những điều kiện luật định càng thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước ta, đồng thời thể hiện rõ nét đường lối xử lý về hình sự, đó là: bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước với các biện pháp tác động xã hội khác để cải tạo, giáo dục người phạm tội, bằng cách đó hạn chế áp dụng các biện pháp mang tính trấn áp (trừng trị) về mặt hình sự.
Miễn Trách nhiệm hình sự (TNHS) cho người chưa thành niên phạm tội là trường hợp miễn trách nhiệm có tính chất lựa chọn. Do đó, khi xét xử, Thẩm phán có quyền áp dụng hay không áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, để áp dụng đúng chế định miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Thẩm phán cần căn cứ vào: Tình hình thực tế của vụ án; yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm; khả năng cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội trong môi trường xã hội bình thường với sự giáo dục, giám sát của gia đình hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tương ứng, nhân thân của chính người chưa thành niên phạm tội đó, cũng như xem xét đầy đủ các điều kiện có thể được miễn TNHS theo quy định của pháp luật, bao gồm bốn điều kiện sau:
- Đối tượng áp dụng: Là người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
­- Tội phạm được thực hiện: Tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện phải là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, gây hại không lớn. Gây hại không lớn ở đây cần phải được hiểu là gây thiệt hại (gây ra hậu quả) không lớn, vì đã là tội phạm nghiêm trọng thì không thể nói là gây hại không lớn.
- Người chưa thành niên phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được hiểu là có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên. Các tình tiết này có thể được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS hoặc trong các văn bản hướng dẫn áp dụng khoản 2 Điều 46 BLHS hoặc có thể là tình tiết do Tòa án cân nhắc, xem xét trong từng trường hợp cụ thể và ghi rõ trong bản án.
- Người chưa thành niên được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức xã hội nhận giám sát, giáo dục. Như trên đã trình bày, người chưa thành niên có những đặc điểm riêng về tâm sinh lý, là người đang ở độ tuổi phát triển nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường sống. Khi cho người chưa thành niên phạm tội được miễn TNHS thì Thẩm phán phải bảo đảm cho người chưa thành niên được sống trong môi trường có giáo dục để họ có thể nhận thức được sai lầm, sửa chữa và hoàn thiện mình. Do đó, chỉ có thể cho người chưa thành niên được miễn TNHS nếu họ được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức xã hội nhận giám sát, giáo dục. Tuy nhiên, khi xem xét việc gia đình, tổ chức nhận giám sát, giáo dục người chưa thành niên thì Thẩm phán cần xem xét, đánh giá kỹ môi trường sống trong gia đình, tổ chức đó có tốt đẹp và bảo đảm sự giáo dục đối với người chưa thành niên hay không.
Có thể nói, với quy định này thì Nhà Nước đã xã hội hóa được việc giáo dục người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, Áp dụng chế định miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội hiện nay vẫn còn hạn chế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong số những nguyên nhân đó là các cơ quan tư pháp trung ương chưa tuyên truyền chủ trương và chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể nên nhiều Thẩm phán chưa mạnh dạn áp dụng chế định miễn TNHS cho người chưa thành niên phạm tội.
3 -  Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Đây là quy định phù hợp với pháp luật quốc tế về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng và đường lối giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội. Theo nguyên tắc này thì không phải mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được đặt ra khi nó thật sự cần thiết và xuất phát từ yêu cầu phòng ngừa tội phạm. Ngay kể cả khi người chưa thành niên phạm tội và bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ vẫn có khả năng không bị áp dụng hình phạt.
4 - Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự.
Với tư tưởng mọi biện pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội đều nhằm giáo dục, giúp họ trở thành người có ích cho xã hội, do đó nếu hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên mà ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng và sự phát triển nhân cách, trong khi chỉ cần áp dụng các biện pháp tư pháp như giáo dục tại xã phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng cũng đủ sức răn đe và giáo dục người chưa thành niên phạm tội thì Thẩm phán nên áp dụng các biện pháp tư pháp này đối với họ như một biện pháp thay thế hình phạt.
5Về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Nhà nước có chính sách như sau:
Thứ nhất, không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
 Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý, do đó hành vi phạm tội của họ được cho là một phần do môi trường sống, ảnh hưởng từ môi trường sống; không phải lỗi hoàn toàn do bản thân người chưa thành niên. Nhiều nhà khoa học đã cho rằng khi não bộ họ chưa phát triển đầy đủ thì họ không phải chịu hoàn toàn về hành vi của mình và họ là những con người có thể cải thiện, giáo dục được, do đó Nhà nước Việt Nam có đường lối rõ ràng: không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn qua vụ án Lê Văn Luyện ở Bắc Giang. Hiện nay, có quan điểm cho rằng Nhà nước cần sửa đổi Luật theo hướng vẫn có thể áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội trong những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn cho xã hội mà người chưa thành niên phạm tội là người được xác định không còn khả năng cải tạo và việc áp dụng hình phạt tử hình đối với họ sẽ được thực hiện theo một cơ chế đặc biệt dưới sự giám sát của cơ quan chức năng và nhân dân, theo một trình tự đặc biệt, có như vậy mới bảo đảm được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm vị thành niên.
Thứ hai, khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
Quy tc 19 ca Quy tc Bc Kinh (Nhng Quy tc ti thiu phbiến ca Liên hp quc vvic áp dng pháp lut đối vi người chưa thành niên phm ti) cũng đã đưa ra nguyên tc cơ bn là: "Vic đưa trem vào tri giam là phương pháp gii quyết cui cùng và trong thi hn cn thiết ti thiu". Chúng ta phi da trên mt báo cáo vhoàn cnh sng ca người phm ti, hoàn cnh ti phm được thc hin và các nhân tkhác để đi đến quyết định áp dng hình pht tù đối vi họ. Tòa án chỉ đưa ra hn chế tdo cá nhân đối vi người phm ti, khi người chưa thành niên bxét xvhành vi rt nghiêm trng, đặc bit nghiêm trng, có dùng bo lc để chng li người khác hay ngoan cgây ra nhng hành vi nghiêm trng khác mà chúng ta không còn hướng gii quyết nào.
Phù hợp với nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội của pháp luật quốc tế, pháp luật hình sự Việt Nam cũng đã nêu rõ tại Điều 69 BLHS chủ trương, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước là: Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
6 - Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Để tạo điều kiện cho người chưa thành niên có thể tái hòa nhập cộng đồng, phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, cũng như tránh những mặc cảm tội lỗi của bản thân người chưa thành niên và cái nhìn thiếu thiện cảm, dị nghị của xã hội. Nhà nước quy định án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

II. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có 15 điều luật quy định liên quan đến người chưa thành niên (bao gồm: Khoản 2 Điều 57; khoản 2 Điều 58; khoản 3 Điều 59; khoản 1 Điều 105; khoản 3 Điều 211; từ Điều 301 đến Điều 310 (chương 32, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên)); Bộ luật Hình sự năm 1999 có 25 điều luật quy định liên quan đến người chưa thành niên (bao gồm Điều 34, Điều 35, từ Điều 68 đến Điều 77 (chương X - Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội) và các Điều 111, 113, 117, 118, 197, 200, 252, 253, 254, 255, 256, 313)). Tại các điều luật này, ngoài việc quy định trong phần các tội phạm về tình tiết phạm tội đối với người chưa thành niên là tình tiết tăng nặng định khung của nhiều tội phạm, thì nhà làm luật còn quy định rõ quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội, việc điều tra, truy tố và thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, cũng như chính sách pháp luật, hình phạt, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong phạm vi chuyên đề này, tập trung nghiên cứu quy định về xét xử án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
1. Quy định về thủ tục tố tụng đặc biệt khi xét xử vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Lao động Thương binh - Xã hội hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, chúng ta có thể rút ra những yêu cầu cơ bản khi xét xử vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:
 - Thẩm phán xét xử vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên.
 - Khi xét xử án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội thì sự có mặt của người bào chữa tại phiên toà là bắt buộc. Nếu người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên toà. Trong trường hợp người bào chữa vắng mặt, nhưng đã gửi trước bản bào chữa thì phiên toà vẫn được tiến hành nếu Toà án thấy rằng việc vắng mặt người bào chữa không ảnh hưởng đến việc xét xử vụ án tại phiên toà.
 - Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo (trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng), đại diện của nhà trường, tổ chức. Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia phiên tòa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.
Trường hợp cần thiết hoặc khi người chưa thành niên có yêu cầu, Tòa án có thể mời đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia phiên tòa để hỗ trợ cho họ.
 - Khi tiến hành xét xử, Tòa án có thể sắp xếp lại vị trí của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm làm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với người chưa thành niên phạm tội. Không còng tay hoặc sử dụng các phương tiện cưỡng chế khác trong quá trình xét xử tại Tòa án, trừ trường hợp họ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý hoặc có việc làm tiêu cực hoặc có biểu hiện chống đối, gây mất trật tự tại phiên tòa.
- Khi xét xử đối với bị cáo là người chưa thành niên, cần phải xác định rõ: tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không có người thành niên xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
- Số lượng Thẩm phán và Hội thẩm trong Hội đồng xét xử vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội được thực hiện theo quy định chung tại các Điều 185 và 244 Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể: Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp[2] hoặc bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm; Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm.
Do tính chất đặc thù của bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội, nên Bộ luật tố Tụng hình sự (Điều 307) quy định trong thành phần Hội đồng xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Việc thẩm vấn, xét hỏi bị cáo là người chưa thành niên tại phiên tòa phải theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng hình sự và phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của bị cáo. Những lời giải thích về quyền và nghĩa vụ, thủ tục xét xử cũng như các câu hỏi đưa ra tại phiên tòa cần đơn giản, rõ ràng để đảm bảo cho người chưa thành niên và đại diện gia đình của họ có thể hiểu và trả lời đúng câu hỏi. Hội đồng xét xử phải cho phép người chưa thành niên bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình và phải cân nhắc, xem xét các ý kiến, quan điểm, nguyện vọng đó trước khi ra bản án, quyết định.
- Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự, Tòa án có thể quyết định xét xử kín vụ án do người chưa thành niên phạm tội gây ra để tạo thuận lợi cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng của họ.
Không tiến hành xét xử lưu động vụ án do người chưa thành niên gây ra, trừ trường hợp cần giáo dục, tuyên truyền pháp luật và phòng ngừa tội phạm.
2. Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
2.1. Khái niệm và các đặc điểm của hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
- Khái niệm
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội[3]. Khi quy định hình phạt trong Bộ luật hình sự, các nhà làm luật cũng xác định mục đích áp dụng hình phạt, theo đó hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm[4].
Đối với người chưa thành niên phạm tội - Chủ thể có nét đặc trưng riêng về tâm - sinh lý (mà các nhà khoa học đã xác định người ở độ tuổi chưa thành niên thì não bộ vẫn còn đang trong quá trình phát triển và còn có thể cải tạo được) nên hình phạt đối với họ trước hết nhằm mục đích giáo dục, cải tạo, sau đó mới mang tính chất trừng trị. Xuất phát từ cơ sở khoa học về tâm lý học, sinh học, xã hội học. Nhà nước ta có quan điểm đường lối rõ ràng đối với người chưa thành niên phạm tội là nên áp dụng đối với họ những hình phạt ít nghiêm khắc hơn so với người đã thành niên phạm tội. Hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải được cân nhắc cẩn thận để vừa bảo đảm được mục đích giáo dục, răn đe những hành vi sai lệch, lệch chuẩn, mà còn làm cho họ thấy rõ được sai phạm và tự giác sửa chữa với sự giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội. Điều này có nghĩa, mục đích giáo dục của hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội còn được thể hiện qua việc quy định về điều kiện áp dụng hình phạt, mức tối đa của hình phạt luôn thấp hơn so với người đã thành niên khác để bảo đảm cho họ có thể nhanh chóng tái hòa nhập với xã hội. Đặc biệt, các hình phạt bổ sung, hình phạt tù chung thân, hình phạt tử hình không được áp dụng với người phạm tội ở độ tuổi chưa thành niên. Do đó, theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Hình sự năm 1999, các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ bao gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và hình phạt tù có thời hạn.
Tóm lại, xuất phát từ khái niệm về hình phạt (Điều 26 Bộ luật hình sự 2009), mục đích của hình phạt (Điều 27 Bộ luật hình sự 2009), các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội (các Điều 71, 72, 73, 74 và các điều tương ứng về các hình phạt quy định tại các Điều 29, 30, 31, 33 Bộ luật hình sự 2009), cũng như thực tiễn áp dụng hình phạt với đối tượng này, thì hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được khái niệm như sau:
Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là những biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Tòa án áp dụng nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người chưa thành niên phạm tội, thông qua đó giáo dục, cải tạo, giúp họ sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
 + Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội cũng là một dạng của trách nhiệm hình sự và chỉ áp dụng khi có sự việc phạm tội do người chưa thành niên thực hiện.
+ Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội có mức độ trấn áp nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội.
 + Cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là Tòa án.
 + Mục đích trước nhất của việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội.
 +  Các hình phạt này chỉ mang tính chất cá nhân. Hay nói cách khác, các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ áp dụng đối với bản thân người chưa thành niên đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm
2.2. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật hình sự 2009 thì người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong bốn hình phạt sau đây:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Cải tạo không giam giữ;
- Tù có thời hạn.
2.2.1. Hình phạt cảnh cáo
Điều 29 Bộ luật Hình sự 2009 quy định: "Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”.
Điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên phạm tội bao gồm:
­- Tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện là tội ít nghiêm trọng (là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù);
- Người chưa thành niên được áp dụng hình phạt cảnh cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, vì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Người phạm tội được áp dụng hình phạt cảnh cáo là người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt. Nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được hiểu là phải có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và các tình tiết giảm nhẹ này phải được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự hoặc được quy định tại một văn bản hướng dẫn áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự.
Do những điều kiện và phạm vi loại tội, độ tuổi có thể được áp dụng hình phạt này mà Bộ luật Hình sự đã quy định, nên trong thực tiễn rt ít trường hợp áp dng hình phạt cảnh cáo đối vi người chưa thành niên phm ti.
2.2.2. Hình pht tin
Pht tin là vic Tòa án buc người phm ti phi np mt khon tin nht định theo quy định ca pháp lut để sung công quNhà nước.
Phạt tiền là hình thức trừng phạt về kinh tế đối với người phạm tội. Tuy nhiên không phải người phạm tội nào cũng bị áp dụng hình phạt này. Với mục tiêu xây dựng pháp luật phải có cơ sở thực thi trên thực tế, nhà làm luật quy định không áp dụng hình pht tin đối vi người phm ti ở độ tui từ đ 14 đến dưới 16 tui, vì độ tuổi này, người phạm tội là người chưa thành niên đang ở độ tui đi hc, chưa có thu nhp hay tài sản riêng; nếu áp dng bin pháp cưỡng chế vhình scó tính cht kinh tế sẽ đem li gánh nng cho gia đình họ, gây nh hưởng tiêu cc đến quá trình tu dưỡng, rèn luyn, sa cha sai lm, không bo đảm được mc đích ca hình pht, không có tính khthi trong thc tin. Mặt khác, Điều 30 Bộ luật Hình sự 2009 quy định chung về hình phạt tiền thì phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng mà những người từ đ 14 tuổi đến 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với người chưa thành niên từ đ 15 tuổi trở lên hiện nay nhiều người đã có thu nhp và tài sn riêng do tài năng, do hot động kinh doanh... nên vic quy định hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phm ti ở độ tuổi từ đ 16 đến 18 tuổi là phù hợp vì mrng thêm khnăng không áp dng hình pht tước tdo (tù có thi hn) đối vi nhóm chthnày, tạo điều kiện cho họ sửa chữa sai lầm và lao động ra của cải, vật chất cho xã hội.
Qua nghiên cứu quy định tại Điều 30 và Điều 72 Bộ luật Hình sự, chúng ta có thể đưa ra các điều kiện đ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:
- Người chưa thành niên phạm tội là những người từ đ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Người chưa thành niên phạm tội bị áp dụng hình phạt tiền phải là người đã có thu nhập hoặc có tài sản riêng;
- Tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Khi quyết định mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội cần căn cứ vào tính cht, mc độ nghiêm trng ca ti phm, tình hình tài sn ca người chưa thành niên phm ti, sbiến động ca giá cả, và mc cao nht không quá 1/2 mc tin phạt mà điu lut đó quy định và không được thp dưới mt triu đồng. Tin pht có thnp mt ln hoc nhiu ln trong thi hn do Tòa án quyết định trong bn án.
2.2.3. Hình phạt cải tạo không giam giữ
Hình pht ci to không giam gilà không buc người phm ti phi cách ly khi xã hi, hvn được chung sng vi gia đình, xã hi nhưng chu sgiám sát cht chca các cơ quan, tchc, chính quyn địa phương nơi người đó làm vic, thường trú. Đây là hình phạt có tính khthi cao và là hình phạt thể hiện rõ mc đích giáo dc đối với người chưa thành niên phạm tội, tạo điều kiện giúp họ sa cha sai lm, ttái hòa nhp cng đồng, tci to phát trin lành mnh để trthành công dân có ích cho gia đình và xã hi.
Hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định tại các Điều 31 và 73 Blut Hình sự. Hình pht ci to không giam gichcó thể được áp dng đối vi người chưa thành niên phm ti khi đáp ng các điu kin sau:
- Tội phm mà người chưa thành niên đã thc hin thuc loi ti ít nghiêm trng hoc ti nghiêm trng;
- Người chưa thành niên phạm tội được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là người từ đ 16 đến dưới 18 tui vì như đã trên đã phân tích người từ đ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên không phải là đối tượng được áp dụng hình phạt này;
- Bcáo (là người chưa thành niên) đang có nơi làm vic n định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. Thông thường, người chưa thành niên phạm tội được áp dụng loại hình phạt này theo tiêu chí có nơi thường trú rõ ràng vì ở la tui mà stham gia làm vic, lao động còn hn chế, nên rt ít người đang có nơi làm vic n định;
- Việc không cách ly người chưa thành niên phm ti khi xã hi vn bảo đảm đạt được mc đích giáo dc, phòng nga.
Thi hn ci to không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội thì không quá 1/2 thi hn mà điu lut quy định cho người phm ti nói chung, có nghĩa thời hạn cải tạo không giam giữ áp dụng đối với người chưa thành niên tối đa là mười tám tháng và tối thiểu là sáu tháng. Trong trường hp người chưa thành niên btm giam, tm githì thi hn tm giam, tm giữ được trvào thi gian chp hành hình pht ci to không giam giữ, cmt ngày tm giam, tm gibng ba ngày ci to không giam giữ.
Tuy vy, cũng cn chú ý rng, trong trường hp người chưa thành niên phm ti, thì không áp dụng việc khấu trthu nhập đối với họ vì trên thc tế, nhng người ở độ tui chưa thành niên, đa svn sống phi phthuc vào kinh tế ca gia đình. Do đó, nếu khu trthu nhp ca người này sdn đến không có tính khthi và tt yếu dn đến hqulà không đạt được mc đích ca hình pht đã đặt ra.
2.2.4. Hình pht tù có thi hn
Tù có thi hn là hình pht buc người bkết án phi chp hành hình pht tại tri giam trong mt thi hạn nht định. Đây là hình pht nghiêm khc nht trong hthng hình pht áp dng đối vi người chưa thành niên phm ti, vì nó tước tdo ca người chưa thành niên bkết án trong mt khong thi gian nht định, buc hphi cách ly khi xã hi, phi lao động, hc tp trong tri giam, tri ci to theo chế độ giam giữ, ci to rt cht chẽ.
Hình phạt tù có thời hạn được quy định tại Điều 33 và Điều 74 BLHS.  Đối với người chưa thành niên phạm tội, khi xử phạt tù có thời hạn thì mức phạt tối thiểu phải là 3 tháng và phải tuân theo quy định riêng, áp dụng mức hình phạt thấp hơn mức hình phạt tương ứng mà người đã thành niên phạm tội, cụ thể:
- Đối vi người tđủ 16 tui đến dưới 18 tui khi phm ti, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thi hn thì mc hình pht cao nht được áp dng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định;
- Đối vi người tđủ 14 đến dưới 16 tui khi phm ti, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.
3. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội gồm hai loại: Các biện pháp tư pháp chung (quy định tại các Điều 41, 42 và 43 Bộ luật Hình sự) và các biện pháp tư pháp riêng (quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự).
Việc Nhà nước quy định các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt áp dụng đối với họ, giúp Nhà nước xử lý tội phạm được triệt để và toàn diện hơn, phát huy hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đồng thời giúp cho các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền vận dụng linh hoạt, mềm dẻo và đúng đắn chính sách hình sự của Nhà nước ta. Điều này còn phản ánh việc áp dụng hình phạt không phải là phương tiện duy nhất trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm ở tuổi vị thành niên.
3.1. Các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa áp dụng chung
Đây là các biện pháp tư pháp chung, không những áp dụng đối với người đã thành niên, mà còn áp dụng đối với cả người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Bộ luật hình sự, bao gồm bốn biện pháp: Tịch thu, sung quỹ Nhà nước đối với vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41 Bộ luật hình sự); trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Điều 42 Bộ luật hình sự) và bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 Bộ luật Hình sự). Căn cứ vào từng vụ án cụ thể, nếu thấy cần thiết, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự sẽ áp dụng một trong các biện pháp tư pháp đó đối với người chưa thành niên phạm tội.
3.2. Các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội
Các biện pháp tư­ pháp (riêng) áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là những biện pháp cư­ỡng chế về hình sự của Nhà n­ước ít nghiêm khắc hơn hình phạt, do Bộ luật Hình sự quy định và đ­ược Tòa án áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội khi căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người chưa thành niên và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm mà thấy rằng không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên.
Các biện pháp tư pháp riêng áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự với ý nghĩa thay thế cho hình phạt, bao gồm 02 biện pháp: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng.
Các biện pháp tư pháp này là những biện pháp tư pháp cưỡng chế hình sự có tính chất giáo dục, phòng ngừa, thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội, giúp đỡ họ có điều kiện sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành người lương thiện, có ích cho gia đình và xã hội.
Các biện pháp tư pháp (riêng) áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội có những đặc điểm như sau:
- Các biện pháp tư­ pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là những biện pháp cư­ỡng chế về hình sự của Nhà n­ước ít nghiêm khắc hơn hình phạt, do Bộ luật hình sự quy định;
- Các biện pháp tư pháp riêng chỉ được một cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng, đó là Tòa án;
- Đối tượng bị áp dụng là người chưa thành niên phạm tội.
- Các biện pháp tư pháp riêng là một dạng của trách nhiệm hình sự và chỉ có thể xuất hiện khi có sự việc phạm tội do người chưa thành niên thực hiện;
- Mục đích áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội là nhằm thay thế cho hình phạt, khi xét thấy việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên là không cần thiết, mà việc áp dụng biện pháp tư pháp là đủ sức giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm, cũng như căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người chưa thành niên và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm;
- Các biện pháp tư pháp riêng được áp dụng một cách độc lập đối với người chưa thành niên phạm tội mà không cần thiết phải áp dụng kèm theo bất kỳ một hình phạt nào;
- Các biện pháp tư pháp áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội không để lại hậu quả là án tích cho người chưa thành niên phạm tội.
3.2.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp tư pháp thay thế hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng. Như vậy, các điều kiện để áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm:
- Đối tượng áp dụng: Người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Tội phạm mà người chưa thành niên phạm tội là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng;
- Khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên mà vẫn bảo đảm đạt được mục đích giáo dục, phòng ngừa chung và riêng.
Khi xem xét việc có áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên hay không, Thẩm phán cần căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS; nhân thân người chưa thành niên phạm tội; thái độ ăn năn, hối cải của người phạm tội, đồng thời cũng phải xem xét môi trường sống của họ có thuận lợi cho việc giáo dục và cải tạo hay không.
Việc áp dụng biện pháp này đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm tạo điều kiện cho người đó lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát của y ban nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ chức xã hội và gia đình.
Thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm do Tòa án quyết định. Trong thời gian chấp hành biện pháp này, người chưa thành niên phạm tội không bị cách ly khỏi cuộc sống xã hội, nhưng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ được quy định tại Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17/02/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội.
Bên cạnh đó, về phía y ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người chưa thành niên phạm tội cư trú, tổ chức xã hội được giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục và gia đình người chưa thành niên phạm tội phải có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ họ hoàn thành việc giáo dục tại xã, phường, đồng thời phải đôn đốc họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của người bị giáo dục.
Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn giúp người chưa thành niên có nề nếp kỷ luật tốt trong lao động và học tập, có thói quen lao động, tôn trọng những quy tắc chung của xã hội, qua đó giúp đỡ họ nhận ra lỗi lầm để sửa chữa, phát triển lành mạnh, không phạm tội mới.
Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp này có thể được Tòa án, theo đề nghị của y ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội chịu trách nhiệm giám sát giáo dục, quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn nếu tính từ ngày quyết định buộc phải chịu biện pháp này có hiệu lực thi hành họ đã chấp hành được 1/2 thời hạn do Tòa án quyết định và tỏ ra có sự tiến bộ thể hiện ở việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nêu tại Nghị định số 10/2012/NĐ-CP ngày 17/02/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội. (khoản 4 Điều 70 Bộ luật hình sự).
3.2.2. Đưa vào trường giáo dưỡng
Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội buộc họ phải cách ly khỏi gia đình hoặc môi trường sống hiện tại để vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng cũng là biện pháp tư pháp thay thế hình phạt, có tính chất nghiêm khắc hơn so với biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, tuy nhiên do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ mà ở đó họ phải chấp hành đầy đủ nội quy, kỷ luật, học tập, rèn luyện dưới sự giám sát chặt chẽ của tổ chức chuyên trách là trường giáo dưỡng trong một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, việc sống trong môi trường giáo dục tập trung, phần nào ảnh hưởng đến sự mặc cảm của họ, do đó, Tòa án cần cân nhắc tới những điều kiện nhất định, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt và áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn không đủ hiệu lực để giáo dục, cải tạo thì Tòa án mới áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Về thời hạn học tập, rèn luyện ở trường giáo dưỡng, theo khoản 3 Điều 70 Bộ luật hình sự quy định ‘từ một năm đến hai năm". Việc quyết định thời hạn cụ thể bao nhiêu do Tòa án ấn định tùy từng trường hợp. Về cách tính thời gian, Bộ luật hình sự không ghi cụ thể thời gian giáo dưỡng được tính từ ngày nào. Hiện nay, theo Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ thì thời gian ở trường giáo dưỡng được tính từ ngày người phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng được tiếp nhận vào trường giáo dưỡng.
4. Các quy định khác
4.1. Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, trong trường hợp phạm nhiều tội
Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự thì: đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau  khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
- Tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;
- Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.
4.2. Giảm mức hình phạt đã tuyên
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự thì việc giảm mức hình phạt đã tuyên đối với người chưa thành niên được thực hiện như sau:
- Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Toà án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến bốn năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
- Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
- Người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
4.3. Xóa án tích
Theo quy định tại Điều 77 Bộ luật Hình sự thì thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật này. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật Hình sự, thì không bị coi là có án tích.

III. THỰC TIỄN XÉT XỬ, NHỮNG VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT
1. Thực tiễn xét xử và những vấn đề cần rút kinh nghiệm
Trong những năm qua, tình hình xét xử án hình sự đối với những bị cáo là người chưa thành niên đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Thẩm phán được phân công xét xử đa số đều là những người có hiểu biết nhất định về tâm sinh lý của người chưa thành niên, cũng như hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên. Hoạt động xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên nhìn chung đúng quy định pháp luật, bảo đảm về mặt tố tụng. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội vẫn còn những tồn tại sau đây:
- Về việc áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng: Khoản 3 Điều 70 Bộ luật Hình sự quy định một căn cứ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là "nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội" nhưng Điều luật không quy định rõ tiêu chí để đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội nên đôi khi Thẩm phán còn lúng túng và áp dụng chưa đúng quy định pháp luật.
Mặt khác, Bộ luật Hình sự quy định việc đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, do Tòa án quyết định trong thời hạn từ một đến hai năm. Như vậy, trường hợp khi xét xử, người chưa thành niên gần 18 tuổi mà Tòa án quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thì khi chưa hết thời hạn trong trường giáo dưỡng, họ đã trở thành người đã thành niên (đủ mười tám tuổi hoặc hơn mười tám tuổi), thì thực tế Cơ quan tư pháp lúng túng không biết xử lý thế nào khi chức năng của trường giáo dưỡng là chỉ thực hiện việc giáo dục đối với người dưới 18 tuổi; nếu đưa họ ra khỏi trường giáo dưỡng thì bản án không được thi hành nghiêm minh. Do đó, nếu người chưa thành niên từ trên 17 tuổi đến dưới 18 tuổi thì không nên áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng vì thời hạn tối thiểu học tập, giáo dục tại trường giáo dưỡng là 01 năm.
- Khoản 5 Điều 69 Bộ luật Hình sự quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội là “khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù”. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà Thẩm phán chủ yếu là áp dụng hình phạt tù, trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì vẫn áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo là người chưa thành niên và cho họ được hưởng án treo; hạn chế áp dụng các hình phạt khác như cảnh cáo, phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ.
- Các đơn vị Tòa án nhân dân còn ít áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội theo Điều 70 Bộ luật Hình sự với tư cách là biện pháp hỗ trợ hay thay thế cho hình phạt.
- Vấn đề quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đôi khi vẫn còn thiếu sót, có trường hợp thì áp dụng hình phạt quá nặng, có trường hợp lại áp dụng hình phạt quá nhẹ đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều này làm giảm đi hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng; đồng thời không bảo đảm được tính răn đe cần thiết trong quá trình thực hiện việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội.
­- Có Tòa án còn áp dụng chưa đúng quy định về hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội. Như trên đã phân tích, một trong những điều kiện để áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội là họ phải có thu nhập hoặc có tài sản riêng, nhưng đôi khi Tòa án lại áp dụng hình phạt tiền đối với cả những bị cáo là người chưa thành niên không có thu nhập và không có tài sản riêng. Ví dụ như vụ án Nguyễn T. Đ (mới 17 tuổi 02 tháng) ở thành phố Hà Nội, bị kết án về tội “gây rối trật tự công cộng”, bị cáo Nguyễn T. Đ. bị phạt 3 triệu đồng về tội “gây rối trật tự công cộng”, trong khi bị cáo vừa đã thôi việc phụ hồ cho một đơn vị thi công, hiện chưa có công việc và cũng không có tài sản riêng.
2. Một số vướng mắc trong thực tiễn và hướng giải quyết
Hiện nay, tình hình tội phạm vị thành niên diễn ra khá phổ biến và ngày càng phức tạp. Công cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm vị thành niên trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược cải cách tư pháp và ổn định trật tự xã hội tại Việt Nam. Xét xử của Tòa án là một trong những hoạt động quan trọng góp phần thực hiện công cuộc đấu tranh phòng, chống, giáo dục người chưa thành niên phạm tội. Tòa án xét xử đúng pháp luật, đúng chính sách hình sự của Nhà nước sẽ ảnh hưởng rất tốt đến hiệu quả của cuộc đấu tranh này.
Nhận thức được tầm ảnh hưởng của hoạt động xét xử đối với công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm vị thành niên, các đơn vị Tòa án đã chú trọng hơn đối với công tác xét xử người chưa thành niên phạm tội, đa số Thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử đều cố gắng hết mình trong việc trau dồi kiến thức về tâm sinh lý người chưa thành niên, đồng thời nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật để có thể áp dụng đúng hình phạt, biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên, cụ thể được chính sách hình sự của Nhà nước. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật Hình sự 1999 (được sửa đổi năm 2009) vẫn còn nhiều quy định đối với người chưa thành niên phạm tội một cách chung chung, chưa rõ và khó áp dụng, trong khi đó các cơ quan tư pháp trung ương mới chỉ có Thông tư số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Lao động Thương binh- Xã hội ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên; hiện nay Bộ Tư pháp đang có chương trình soạn thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng khoản 2 Điều 69 (miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội).
2.1. Về việc bắt buộc phải có mặt đại diện gia đình bị cáo là người chưa thành niên tại phiên tòa xét xử
Theo quy định tại khoản 3 Điều 306 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH thì: Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng…. Trong thực tiễn, có trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, nhưng mồ côi cha mẹ (bố mẹ mới mất vì tai nạn giao thông), không có họ hàng; bị cáo vẫn được đi học và sống nhờ vào tài sản thừa kế mà bố mẹ để lại, tại phiên tòa xét xử chỉ có đại diện của nhà trường nơi bị cáo học tập tham gia, vậy Tòa án có thể tiến hành xét xử được hay không và việc xét xử có phải là vi phạm tố tụng?
Đối với trường hợp bị cáo mồ côi bố mẹ và không có họ hàng: mặc dù việc vắng mặt gia đình bị cáo tại phiên tòa cũng không thuộc trường hợp “gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng”. Đây là trường hợp mà luật tố tụng chưa điều chỉnh đến, tuy nhiên Tòa án vẫn có thể xét xử bị cáo trong trường hợp này, nếu tại phiên tòa đã có đại diện của nhà trường nơi bị cáo học tập tham gia; và Tòa án có thể mời thêm đại diện của một trong các cơ quan là Cơ quan Lao động Thương binh- Xã hội, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia phiên tòa để hỗ trợ cho bị cáo là người chưa thành niên, để bảo đảm quyền lợi của bị cáo là người chưa thành niên, đồng thời bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như việc giải quyết đúng đắn vụ án, nhanh chóng và hiệu quả.
2.2. Về việc áp dụng quy định bắt buộc có người bào chữa đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên
Căn cứ vào Điều 57, Điều 305 Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH thì: Mọi trường hợp không có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trừ trường hợp họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa. Tuy nhiên, có trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, không phải là thành viên của các tổ chức trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cơ quan điều tra đã yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cử người bào chữa cho bị cáo trong quá trình điều tra. Nhiều Thẩm phán lúng túng không biết liệu Tòa án thụ lý vụ án để xét xử thì có được chấp nhận việc yêu cầu người bào chữa của Cơ quan điều tra hay không?
Như đã trình bày ở phần trên, trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì Cơ quan điều tra , Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình, trừ trường hợp người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối.
Nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên và không phải là thành viên của các tổ chức trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thì Tòa án không được chấp nhận việc yêu cầu người bào chữa trong trường hợp này của Cơ quan điều tra, vì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chỉ có quyền cử người bào chữa để bào chữa cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.
2.3. Về việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự quy định: "Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận trách nhiệm giám sát, giáo dục"
Thực tiễn rất ít trường hợp người chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quy định này ít có tính khả thi trong thực tiễn, trong đó có nguyên nhân từ ý thức chủ quan, cách xử lý của Thẩm phán (vì Điều luật chỉ quy định là “có thể” cho miễn trách nhiệm hình sự nên nếu xét thấy bị cáo là người chưa thành niên chỉ phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì Thẩm phán thường chọn giải pháp là xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo); nguyên nhân từ việc chưa có hướng dẫn cụ thể; và một nguyên nhân cũng khá quan trọng đó là sự mâu thuẫn trong chính Điều luật, ví dụ như:
Tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự quy định người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi họ phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn... , trong khi đó khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự quy định "tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù". Như vậy, Thẩm phán sẽ rất khó trong việc xác định bị cáo là người chưa thành niên “phạm tội nghiêm trọng thì có gây hại không lớn hay không”?. Hơn nữa, đã là tội phạm, dù ít dù nhiều đều gây hại cho xã hội, không bao giờ có tội phạm nghiêm trọng lại gây hại không lớn, có chăng chỉ là tội phạm nghiêm trọng nhưng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, hoặc tội phạm nghiêm trọng gây thiệt hại hoặc hậu quả không lớn mà thôi.
Mặt khác, khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự quy định một trong các điều kiện để người chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự là họ phải có “nhiều tình tiết giảm nhẹ”, nhưng không quy định rõ các tình tiết giảm nhẹ đó có phải là tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật Hình sự hay không? Quy định chưa rõ ràng như vậy cũng tạo nên sự thiếu thống nhất trong xét xử.
Trong khi chưa sửa đổi Bộ luật Hình sự và chưa có hướng dẫn của Cơ quan tư pháp trung ương, việc áp dụng quy định miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội cần có nhận thức thống nhất như sau:
Người chưa thành niên phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng nhưng gây thiệt hại không lớn (thiệt hại không lớn là những trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật dưới 31% hoặc gây tổn hại về tài sản của người khác dưới 50 triệu đồng).
- Người chưa thành niên phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự (có từ hai tình tiết giảm nhẹ TNHS  trở lên, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này phải được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 46 BLHS)
- Người chưa thành niên phạm tội được Cơ quan, tổ chức hoặc gia đình nhận giám sát, giáo dục.
- Việc cho người chưa thành niên phạm tội được miễn TNHS vẫn bảo đảm đạt được mục đích giáo dục họ trở thành người tốt và không làm ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm vị thành niên.
Tóm lại, việc xét xử án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi người Thẩm phán phải có kiến thức, kỹ năng và hiểu biết tâm sinh lý đối với từng độ tuổi của đối tượng này. Ngoài việc nắm vững quy định pháp luật, để có một bản án công bằng đối với người chưa thành niên, Thẩm phán còn phải có tâm huyết trong việc giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Xét xử tốt các vụ án hình sự mà bị cáo là người chưa thành niên cũng là thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ tránh xa tệ nạn xã hội, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm vị thành niên. Do vậy, Thẩm phán xét xử án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội phải nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình không chỉ thực hiện việc xét xử với vai trò Thẩm phán nhân danh Nhà nước, mà còn với vai trò là người thầy giáo dục thế hệ trẻ đi đúng con đường tốt đẹp trong lai.




[1] Điều 12 BLHS quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Điều 68 BLHS quy định: Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự.
[2] Vụ án nghiêm trọng, phức tạp là những vụ án có nhiều bị cáo, nhiều người bị hại, nhiều người làm chứng... hoặc vụ án liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương... hoặc vụ án liên quan đến chính sách tôn giáo, dân tộc...
[3] Đoạn 1 Điều 26 BLHS 2009.
[4] Điều 27 BLHS 2009.

Tags: ,

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn

Nội quy! Đóng lại Cám ơn đã đọc bài viết!
- Từ ngày 14/08/2011 để tránh Spam do vậy Comment nặc danh xẽ bị khóa
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Các bạn có thể mã hóa Code TẠI ĐÂY
Thank You!
More →
Chữ đậm Chữ nghiêng Chữ nghiêng 2 Chèn Link Chèn Link Mã hóa code Help ?Nhấn vào biểu tượng hoặc kiểu chữ hoặc chèn link sau đó nhấn nút Chọn rồi copy (Ctrl + C) để paste (Ctrl + V) vào khung viết bình luận. Mã hóa code nếu bạn muốn đưa code vào bình luận.

Chọn Xóa

nhãn totunghinhsu

THÔNG TIN TỐ TỤNG HÌNH SỰ